nhoc_kentn2
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Penicillin hay là thuốc kháng sinh được tạo từ các nguồn gốc vi sinh vật tạo ra các kháng sinh bán tổng hợp hay tổng hợp để kìm hãm hay tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên kháng sinh không phải hoàn toàn vô hại với cơ thể, một số ảnh hưởng đến gan , thận … nên chúng ta phải càng ngày càng nâng cao chất lượng thuốc kháng sinh, nhất là nghiên cứu trên phương diện về vi sinh vật, nấm … mà hiện tại chúng ta có phương pháp sản xuất Penicillin từ nấm Penicillium chrysogenum. Nghiên cứu chính là làm cho thuốc kháng sinh phải hoàn thiện hơn nên đề tài về tổng quan quy trình sản xuất Penicillin từ Penicillium chrysogenum là nhằm nghiên cứu để tìm ra phương pháp hoàn thiện Penicillin .
Penicillin đã được nhà nước ta nghiên cứu và sử dụng từ lâu:
- 1950 GS. Đặng Văn Ngữ đã nghiên cứu và sử dụng penicillin để chữa vết thương cho thương binh.
- 1968 Bộ môn công nghiệp dược ( Trường đại học Dược khoa Hà Nội ) được thành lập trong đó có đào tạo cán bộ chuyên khoa kháng sinh.
- 1970 Đơn vị nghiên cứu kháng sinh do GS.Trương Công Quyền làm chủ nhiệm phát hiện một kháng sinh là Neomycin .
- Từ 1985 – 1990 Bộ y tế đã cho nghiên cứu và thử nghiệm kháng sinh Oxytetracyclin và Tetracyclin .
- Nước nhà được giải phóng chưa lâu sau một cuộc chiến tranh tàn khốc, còn để lại những vết tích, trong đó sức khỏe nhân dân bị ảnh hưởng nhiều. Dân lại đông nên nhu cầu về thuốc rất lớn, cả về chủng loại và số lượng. Những năm trước mắt, phải đáp ứng hàng tiêu dùng cho dân, trong đó thuốc đứng hàng đầu. Vì vậy cần tập trung xây dựng, hiện đại hóa, và phát triển công nghiệp bào chế sản xuất thuốc thành phẩm.
- Với công nghiệp bào chế, ta góp phần giải quyết ngay, kịp thời, đầy đủ nhu cầu phòng chữa bệnh và phúc lợi cho dân. Vốn bỏ ra không nhiều (độ 100 triệu đô-la Mỹ chia làm hai đợt 40 + 60), mà thu hồi vốn nhanh (từ 3 đến 5 năm, nhiều lắm là 7 năm), với mức lợi nhuận tương đối cao (cứ tính khoảng 10% trong lúc ở các nước tư bản trên 50%).
- Ta có đủ điều kiện để làm việc này, kể cả vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện, công nghệ, cán bộ, kiến thức . không cần bổ sung bao nhiêu. Nếu chọn được một nhóm cán bộ quản lý tốt, nhiệt tình, năng động, đạt được sự tín nhiệm thì động viên vốn trong dân không khó .
2. Mục đích nghiên cứu.
Xuất phát từ những lý do trên đề tài: “Tổng quan quy trình sản xuất Penicillin từ nấm Penicillium chrysogenum”. Được thực hiện nhằm nghiên cứu rõ hơn phương pháp sản xuất penicillin thông qua quá trình nhân giống nấm Penicillium chrysogenum. Sau đó áp dụng vào trong sản xuất công nghiệp tạo ra thành phẩm sử dụng. Ngoài ra liên tục cải tạo quy trình, tạo ra các sản phẩm tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc cũng như tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Dựa theo quy trình nhân giống và nuôi nấm mốc Penicillium chrysogenum từ đó nghiên cứu quá trình tạo penicillin. Dựa vào các số liệu thực tế trong quá trình nghiên cứu đưa ra các kết luận chính xác. Thông qua lịch sử phát triển của thuốc kháng sinh, thông qua cơ chế sinh hóa, thành phần hóa học, quy trình sản xuất, ngoài ra tham khảo thêm 1 số tài liệu thực tế.
- Thông qua việc phân loại các chủng Penicillin. Sự khác nhau khi các giống nấm Penicillium chrysogenum được nuôi trên các môi trường khác nhau, điều kiện khác nhau để so sánh rút ra được kết luận tốt nhất.
- Nghiên cứu dự báo về vị trí và sự phát triển của các loại kháng sinh trong một tương lai dài để có một chiến lược sát đúng về kháng sinh học và điều trị học.
- Ðặt toàn bộ vấn đề kháng sinh vào chiến lược sản xuất dược phẩm nằm trong chiến lược phòng và chống bệnh tật cho nhân dân.
4. Kết quả đạt được của đề tài.
Đề tài đã nêu ra được quy trình sản xuất Penicillin từ nấm Penicillium chrysogenum, nắm được quy tắc nuôi cấy nấm Penicillium chrysogenum. Chỉ rõ các số liệu dựa trên thực tế để nắm rõ hơn quá trình sản xuất. Đưa ra các phương pháp nhân giống cũng như lên men nấm để thu được Penicillin nói rõ quá trình tổng quan sản xuất, nêu ra các ưu khuyết điểm của quá trình, chỉ rõ cơ chế sinh hóa, thành phần hóa học cơ chế tác dụng, hoạt tính kháng sinh và hiệu quả kinh tế.
5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp.
Kết cấu của khóa luận bao gồm 3 phần chính:
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN II: NỘI DUNG (Bao gồm 3 chương):
Chương I : Đại cương về thuốc kháng sinh.
Chương II: Đại cương về kháng sinh Penicillin.
Chương III: Quy trình sản xuất Penicillin trong công nghiệp từ nấm Penicillium chrysogenum.
PHẦN III: KẾT LUẬN
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC KHÁNG SINH
1.1. Giới thiệu về các chất kháng sinh.
Sự phát triển về vi sinh vật học nói chung, và vi sinh vật công nghiệp nói riêng, với bước ngoặc lịch sử là phát minh vĩ đại về chất kháng sinh của Alexander Fleming (1982) đã mở ra kỷ nguyên mới trong y học: khai sinh ra ngành công nghệ sản xuất chất kháng sinh và ứng dụng thuốc kháng sinh vào điều trị cho con người.
Thuật ngữ" chất kháng sinh" lần đầu tiên được Pasteur và Joubert (1877) sử dụng để mô tả hiện tượng kìm hãm khả năng gây bệnh của vi khuẩn Bacillus anthracis trên động vật nhiễm bệnh nếu tiêm vào các động vật này một số loại vi khuẩn hiếu khí lành tính khác. Babes (1885) đã nêu ra định nghĩa hoạt tính kháng khuẩn của một chủng là đặc tính tổng hợp được các hợp chất hoá học có hoạt tính kìm hãm các chủng đối kháng.
Nicolle (1907) là người đầu tiên phát hiện ra hoạt tính kháng khuẩn của Bacillus subtilis có liên quan đến quá trình hình thành bào tử của loại trực khuẩn này. Gratia và đồng nghiệp (1925) đã tách được từ nấm mốc một chế phẩm có thể sử dụng để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm trên da do cầu khuẩn.
Mặc dù vậy, trong thực tế mãi tới năm 1929 thuật ngữ " Chất kháng sinh" mới được Alexander Fleming mô tả một cách đầy đủ và chính thức trong báo cáo chi tiết về penicillin.
Thập kỷ 40 và 50 của thế kỷ XX đã ghi nhận những bước tiến vượt bậc của ngành công nghệ sản xuất kháng sinh non trẻ, với hàng loạt sự kiện như :
- Khám phá ra hàng loạt Chất kháng sinh, thí dụ như Griseofulvin (1939), gramicidin S (1942) , Streptomycin (1943), bacitracin (1945), cloramphenicol và polymicin (1947), clotetracyclin và Cephalosporin (1948), neomycin (1949), oxytetracyclin và nystatin (1950), erythromycin (1952), cycloserin (1954), amphotericin B và Vancomycin (1956), metronidazol, kanamycin và rifamycin (1957)...
- Áp dụng phối hợp các kỹ thuật tuyển chọn và tạo giống tiên tiến (đặc biệt là các kỹ thuật gây đột biến, kỹ thuật dung hợp tế bào, kỹ thuật tái tổ hợp gen ...) đã tạo ra những biến chủng công nghiệp có năng lực "siêu tổng hợp" các chất kháng sinh cao gấp hàng ngàn vạn lần các chủng ban đầu.
- Triển khai thành công công nghệ lên men chìm quy mô sản xuất công nghiệp để sản xuất Penicillin G (1942) và việc hoàn thiện công nghệ lên men này trên các sản phẩm khác.
- Việc phát hiện, tinh chế và sử dụng axit 6 - aminopenicillanic (6-APA, 1959) làm nguyên liệu để sản xuất các chất kháng sinh penicilin bán tổng hợp đã cho phép tạo ra hàng loạt dẫn xuất penicilin và một số kháng sinh - lactam bán tổng hợp khác.
1.2. Định nghĩa chất kháng sinh
Kháng sinh là những chất có nguồn gốc vi sinh vật, bán tổng hợp hay tổng hợp. Với liều điều trị kháng sinh có tác dụng kìm hãm hay tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh ngay ở nồng độ thấp. Một số kháng sinh có tác dụng ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư. So với thuốc sát khuẩn, thuốc kháng sinh ít độc với cơ thể hơn vì kháng sinh có khả năng ức chế chọn lọc đối với một số khâu trong quá trình phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên kháng sinh không phải là chất vô hại đối với cơ thể, một số kháng sinh có thể gây độc với gan thận , hệ thống tạo máu hay gây rối loạn tiêu hóa….
1.3. Đơn vị đo kháng sinh
Năng lực tích tụ kháng sinh của chủng hay nồng độ chất kháng sinh thường được biểu thị bằng một trong các đơn vị là : mg/ml,µg/ml, hay đơn vị kháng sinh UI/ml (hay UI/g, International Unit). Đơn vị của kháng sinh được định nghĩa là lượng kháng sinh tối thiểu pha trong một thể tích quy ước dung dịch có khả năng ức chế hoàn toàn sự phát triển của chủng vi sinh vật kiểm định đã chọn ; thí dụ, với penicillin là số miligam penicillin pha vào trong 50 ml môi trường và sử dụng Staphylococcus aureus 209P làm chủng kiểm định.
1.4. Phân loại kháng sinh
1.4.1. Các penicillin
Dựa vào nguồn gốc có thể sắp xếp Penicillin vào 3 nhóm :
- Penicillin nhóm I :gồm các penicillin tự nhiên được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy nấm Penicillium notatum hay P chrysogenum như Penicillin G hay Penicillin V.
Các Penicillin được hấp thu nhanh và thải trừ ra khỏi cơ thể nhanh nên thời gian tác dụng ngắn. Muốn kéo dài tác dụng phải dùng các dẫn xuất của chúng như procain benzyl Penicillin (kéo dài trong 24 h) hay benzathin benzyl Penicillin ( kéo dài trong 4 tuần ).
Các Penicillin chậm chỉ dung để tim bắp không được tiêm tỉnh mạch.
- Penicillin nhóm II : Gồm các dẫn xuất của các Penicillin bán tổng hợp có phổ kháng khuẩn hẹp hơn Penicillin G nhưng có khả năng kháng Penicilinase dùng để chữa bệnh nhiễm khuẩn do tụ cầu kháng Penicillin nhóm I như methycylin, cloxaxilin.
- Penicilin nhóm III : Gồm các Penicillin bán tổng hợp phổ rộng, không kháng được Penicilase nhưng kháng được các vi khuẩn Gram (-) mà các Penicillin nhóm II ít tác dụng bền vững trong môi trường dịch vị nên có thể dùng để uống như ampixillin, amoxycilin.
1.4.2. Các cephalosporin
Gồm 4 thế hệ I, II, III, IV. Thế hệ I, II chủ yếu để điều trị các vi khuẩn Gram(+); thế hệ III, IV chủ yếu để điều trị vi khuẩn Gram(-).
Các penicillin kết hợp chất ức chế enzyme β-lactamase
- Nhóm tetracycline: gồm tetracyclin, doxycyclin...
- Nhóm chloramphenicol: như chlocid, chloramphenicol...
- Nhóm macrolide: erythromycin, spiramycin , azthromycin, rovamycin...
- Nhóm lincoxinamid .
- Nhóm aminoglycosid.
- Nhóm quinolon.
Sản phẩm này, một phần được sử dụng trực tiếp để pha chế thuốc kháng sinh penicillin; còn lại, phần lớn được sử dụng làm nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm penicillin và cephalosporin bán tổng hợp khác.
Ngoài ra, để sản xuất ra các sản phẩm penicillin có độ tinh khiết rất cao, người ta cần sử dụng phối hợp thêm một số giải pháp công nghệ khác.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết luận
Penicillin là lọai kháng sinh đầu tiên được dùng để điều trị viêm nhiễm ở người. Khám phá về penicillin từ một phát hiện tình cờ nhưng có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với nhân lọai.
Penicillin được thải ra rất nhanh ở những người bệnh nhân có chức năng thận bình thường, và được đưa vào cơ thể qua con đường tỉnh mạch ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng. tác dụng ngược quan trọng và phổ biến nhất đối với Penicillin là dị ứng.
Hiện tượng vi khuẩn lờn kháng sinh ngày nay rất phổ biến ở mọi nước, và trở nên trầm trọng ở những nơi không hạn chế được sự lạm dụng. Do đó, không ngừng phải đổi mới kháng sinh trong điều trị, luôn luôn cần có kháng sinh thuộc thế hệ mới, khoảng cách giữa hai thế hệ rút ngắn dần. Mỗi lần cho thế hệ mới ra đời, công nghệ cũng cần chuyển đổi, đôi khi phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư bổ sung, làm cho giá thành sản phẩm bị nâng cao, cho nên kháng sinh mới bao giờ cũng rất đắt.
Trong những năm gần đây, hai nước đã mở rộng và đẩy mạnh công nghệ lên men sản xuất Penicillin, làm cho nguồn cung cấp thừa thải, giá thành và giá bán giảm liên tục: đó là Trung Quốc và Ấn Ðộ, hai nước có khả năng tự túc ngô làm môi trường ở qui mô lớn. Ðo đó, ngay những nước có truyền thống đi vào sản xuất kháng sinh tổng hợp cũng thấy nhập Penicillin thô làm nguyên liệu ban đầu vẫn kinh tế hơn là tự sản xuất. Ðó là chưa kể chi phí để giữ môi trường không ô nhiễm lại rất lớn.
2. Kiến nghị
Penicillin thông thường được sản xuất bằng phương pháp lên men chìm ưa khí và được chiết xuất ở độ pH thấp từ dịch lên men sử dụng butyl axetat hay kerosen. Do tính không ổn định của penicillin ở độ pH thấp, quy trình chiết xuất cần thực hiện ở nhiệt độ thấp, song có tới 10-15% sản phẩm bị thất thoát khi sử dụng quy trình hiện nay.
Ngoài năng suất tương đối thấp, các phương pháp sản xuất truyền thống có chi phí cao, tiêu thụ nhiều năng lượng để thu hồi butyl axetat từ các chất – là quy trình đòi hỏi nhiều công đoạn.
Quy trình được nghiên cứu nhằm tìm ra được phương pháp khắc phục các quá trình thất thoát trong quá trình lên men và giảm bớt các chi phí .
Ngoài ra hiện nay tình trạng kháng thuốc của các vi sinh vật gây bệnh ngày càng cao, và đang là những mối hiểm họa lớn đối với sức khỏe trong cộng đồng. Thông qua đề tài này, tui mong rằng sẽ có thêm nhiều các đề tài nghiên cứu sâu hơn nữa về lĩnh vực thuốc kháng sinh để có thể nâng cao hoạt lực kháng khuẩn và đặc biệt là cách khắc phục hiện tượng kháng thuốc của vi sinh vật.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Penicillin hay là thuốc kháng sinh được tạo từ các nguồn gốc vi sinh vật tạo ra các kháng sinh bán tổng hợp hay tổng hợp để kìm hãm hay tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên kháng sinh không phải hoàn toàn vô hại với cơ thể, một số ảnh hưởng đến gan , thận … nên chúng ta phải càng ngày càng nâng cao chất lượng thuốc kháng sinh, nhất là nghiên cứu trên phương diện về vi sinh vật, nấm … mà hiện tại chúng ta có phương pháp sản xuất Penicillin từ nấm Penicillium chrysogenum. Nghiên cứu chính là làm cho thuốc kháng sinh phải hoàn thiện hơn nên đề tài về tổng quan quy trình sản xuất Penicillin từ Penicillium chrysogenum là nhằm nghiên cứu để tìm ra phương pháp hoàn thiện Penicillin .
Penicillin đã được nhà nước ta nghiên cứu và sử dụng từ lâu:
- 1950 GS. Đặng Văn Ngữ đã nghiên cứu và sử dụng penicillin để chữa vết thương cho thương binh.
- 1968 Bộ môn công nghiệp dược ( Trường đại học Dược khoa Hà Nội ) được thành lập trong đó có đào tạo cán bộ chuyên khoa kháng sinh.
- 1970 Đơn vị nghiên cứu kháng sinh do GS.Trương Công Quyền làm chủ nhiệm phát hiện một kháng sinh là Neomycin .
- Từ 1985 – 1990 Bộ y tế đã cho nghiên cứu và thử nghiệm kháng sinh Oxytetracyclin và Tetracyclin .
- Nước nhà được giải phóng chưa lâu sau một cuộc chiến tranh tàn khốc, còn để lại những vết tích, trong đó sức khỏe nhân dân bị ảnh hưởng nhiều. Dân lại đông nên nhu cầu về thuốc rất lớn, cả về chủng loại và số lượng. Những năm trước mắt, phải đáp ứng hàng tiêu dùng cho dân, trong đó thuốc đứng hàng đầu. Vì vậy cần tập trung xây dựng, hiện đại hóa, và phát triển công nghiệp bào chế sản xuất thuốc thành phẩm.
- Với công nghiệp bào chế, ta góp phần giải quyết ngay, kịp thời, đầy đủ nhu cầu phòng chữa bệnh và phúc lợi cho dân. Vốn bỏ ra không nhiều (độ 100 triệu đô-la Mỹ chia làm hai đợt 40 + 60), mà thu hồi vốn nhanh (từ 3 đến 5 năm, nhiều lắm là 7 năm), với mức lợi nhuận tương đối cao (cứ tính khoảng 10% trong lúc ở các nước tư bản trên 50%).
- Ta có đủ điều kiện để làm việc này, kể cả vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện, công nghệ, cán bộ, kiến thức . không cần bổ sung bao nhiêu. Nếu chọn được một nhóm cán bộ quản lý tốt, nhiệt tình, năng động, đạt được sự tín nhiệm thì động viên vốn trong dân không khó .
2. Mục đích nghiên cứu.
Xuất phát từ những lý do trên đề tài: “Tổng quan quy trình sản xuất Penicillin từ nấm Penicillium chrysogenum”. Được thực hiện nhằm nghiên cứu rõ hơn phương pháp sản xuất penicillin thông qua quá trình nhân giống nấm Penicillium chrysogenum. Sau đó áp dụng vào trong sản xuất công nghiệp tạo ra thành phẩm sử dụng. Ngoài ra liên tục cải tạo quy trình, tạo ra các sản phẩm tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc cũng như tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Dựa theo quy trình nhân giống và nuôi nấm mốc Penicillium chrysogenum từ đó nghiên cứu quá trình tạo penicillin. Dựa vào các số liệu thực tế trong quá trình nghiên cứu đưa ra các kết luận chính xác. Thông qua lịch sử phát triển của thuốc kháng sinh, thông qua cơ chế sinh hóa, thành phần hóa học, quy trình sản xuất, ngoài ra tham khảo thêm 1 số tài liệu thực tế.
- Thông qua việc phân loại các chủng Penicillin. Sự khác nhau khi các giống nấm Penicillium chrysogenum được nuôi trên các môi trường khác nhau, điều kiện khác nhau để so sánh rút ra được kết luận tốt nhất.
- Nghiên cứu dự báo về vị trí và sự phát triển của các loại kháng sinh trong một tương lai dài để có một chiến lược sát đúng về kháng sinh học và điều trị học.
- Ðặt toàn bộ vấn đề kháng sinh vào chiến lược sản xuất dược phẩm nằm trong chiến lược phòng và chống bệnh tật cho nhân dân.
4. Kết quả đạt được của đề tài.
Đề tài đã nêu ra được quy trình sản xuất Penicillin từ nấm Penicillium chrysogenum, nắm được quy tắc nuôi cấy nấm Penicillium chrysogenum. Chỉ rõ các số liệu dựa trên thực tế để nắm rõ hơn quá trình sản xuất. Đưa ra các phương pháp nhân giống cũng như lên men nấm để thu được Penicillin nói rõ quá trình tổng quan sản xuất, nêu ra các ưu khuyết điểm của quá trình, chỉ rõ cơ chế sinh hóa, thành phần hóa học cơ chế tác dụng, hoạt tính kháng sinh và hiệu quả kinh tế.
5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp.
Kết cấu của khóa luận bao gồm 3 phần chính:
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN II: NỘI DUNG (Bao gồm 3 chương):
Chương I : Đại cương về thuốc kháng sinh.
Chương II: Đại cương về kháng sinh Penicillin.
Chương III: Quy trình sản xuất Penicillin trong công nghiệp từ nấm Penicillium chrysogenum.
PHẦN III: KẾT LUẬN
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC KHÁNG SINH
1.1. Giới thiệu về các chất kháng sinh.
Sự phát triển về vi sinh vật học nói chung, và vi sinh vật công nghiệp nói riêng, với bước ngoặc lịch sử là phát minh vĩ đại về chất kháng sinh của Alexander Fleming (1982) đã mở ra kỷ nguyên mới trong y học: khai sinh ra ngành công nghệ sản xuất chất kháng sinh và ứng dụng thuốc kháng sinh vào điều trị cho con người.
Thuật ngữ" chất kháng sinh" lần đầu tiên được Pasteur và Joubert (1877) sử dụng để mô tả hiện tượng kìm hãm khả năng gây bệnh của vi khuẩn Bacillus anthracis trên động vật nhiễm bệnh nếu tiêm vào các động vật này một số loại vi khuẩn hiếu khí lành tính khác. Babes (1885) đã nêu ra định nghĩa hoạt tính kháng khuẩn của một chủng là đặc tính tổng hợp được các hợp chất hoá học có hoạt tính kìm hãm các chủng đối kháng.
Nicolle (1907) là người đầu tiên phát hiện ra hoạt tính kháng khuẩn của Bacillus subtilis có liên quan đến quá trình hình thành bào tử của loại trực khuẩn này. Gratia và đồng nghiệp (1925) đã tách được từ nấm mốc một chế phẩm có thể sử dụng để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm trên da do cầu khuẩn.
Mặc dù vậy, trong thực tế mãi tới năm 1929 thuật ngữ " Chất kháng sinh" mới được Alexander Fleming mô tả một cách đầy đủ và chính thức trong báo cáo chi tiết về penicillin.
Thập kỷ 40 và 50 của thế kỷ XX đã ghi nhận những bước tiến vượt bậc của ngành công nghệ sản xuất kháng sinh non trẻ, với hàng loạt sự kiện như :
- Khám phá ra hàng loạt Chất kháng sinh, thí dụ như Griseofulvin (1939), gramicidin S (1942) , Streptomycin (1943), bacitracin (1945), cloramphenicol và polymicin (1947), clotetracyclin và Cephalosporin (1948), neomycin (1949), oxytetracyclin và nystatin (1950), erythromycin (1952), cycloserin (1954), amphotericin B và Vancomycin (1956), metronidazol, kanamycin và rifamycin (1957)...
- Áp dụng phối hợp các kỹ thuật tuyển chọn và tạo giống tiên tiến (đặc biệt là các kỹ thuật gây đột biến, kỹ thuật dung hợp tế bào, kỹ thuật tái tổ hợp gen ...) đã tạo ra những biến chủng công nghiệp có năng lực "siêu tổng hợp" các chất kháng sinh cao gấp hàng ngàn vạn lần các chủng ban đầu.
- Triển khai thành công công nghệ lên men chìm quy mô sản xuất công nghiệp để sản xuất Penicillin G (1942) và việc hoàn thiện công nghệ lên men này trên các sản phẩm khác.
- Việc phát hiện, tinh chế và sử dụng axit 6 - aminopenicillanic (6-APA, 1959) làm nguyên liệu để sản xuất các chất kháng sinh penicilin bán tổng hợp đã cho phép tạo ra hàng loạt dẫn xuất penicilin và một số kháng sinh - lactam bán tổng hợp khác.
1.2. Định nghĩa chất kháng sinh
Kháng sinh là những chất có nguồn gốc vi sinh vật, bán tổng hợp hay tổng hợp. Với liều điều trị kháng sinh có tác dụng kìm hãm hay tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh ngay ở nồng độ thấp. Một số kháng sinh có tác dụng ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư. So với thuốc sát khuẩn, thuốc kháng sinh ít độc với cơ thể hơn vì kháng sinh có khả năng ức chế chọn lọc đối với một số khâu trong quá trình phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên kháng sinh không phải là chất vô hại đối với cơ thể, một số kháng sinh có thể gây độc với gan thận , hệ thống tạo máu hay gây rối loạn tiêu hóa….
1.3. Đơn vị đo kháng sinh
Năng lực tích tụ kháng sinh của chủng hay nồng độ chất kháng sinh thường được biểu thị bằng một trong các đơn vị là : mg/ml,µg/ml, hay đơn vị kháng sinh UI/ml (hay UI/g, International Unit). Đơn vị của kháng sinh được định nghĩa là lượng kháng sinh tối thiểu pha trong một thể tích quy ước dung dịch có khả năng ức chế hoàn toàn sự phát triển của chủng vi sinh vật kiểm định đã chọn ; thí dụ, với penicillin là số miligam penicillin pha vào trong 50 ml môi trường và sử dụng Staphylococcus aureus 209P làm chủng kiểm định.
1.4. Phân loại kháng sinh
1.4.1. Các penicillin
Dựa vào nguồn gốc có thể sắp xếp Penicillin vào 3 nhóm :
- Penicillin nhóm I :gồm các penicillin tự nhiên được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy nấm Penicillium notatum hay P chrysogenum như Penicillin G hay Penicillin V.
Các Penicillin được hấp thu nhanh và thải trừ ra khỏi cơ thể nhanh nên thời gian tác dụng ngắn. Muốn kéo dài tác dụng phải dùng các dẫn xuất của chúng như procain benzyl Penicillin (kéo dài trong 24 h) hay benzathin benzyl Penicillin ( kéo dài trong 4 tuần ).
Các Penicillin chậm chỉ dung để tim bắp không được tiêm tỉnh mạch.
- Penicillin nhóm II : Gồm các dẫn xuất của các Penicillin bán tổng hợp có phổ kháng khuẩn hẹp hơn Penicillin G nhưng có khả năng kháng Penicilinase dùng để chữa bệnh nhiễm khuẩn do tụ cầu kháng Penicillin nhóm I như methycylin, cloxaxilin.
- Penicilin nhóm III : Gồm các Penicillin bán tổng hợp phổ rộng, không kháng được Penicilase nhưng kháng được các vi khuẩn Gram (-) mà các Penicillin nhóm II ít tác dụng bền vững trong môi trường dịch vị nên có thể dùng để uống như ampixillin, amoxycilin.
1.4.2. Các cephalosporin
Gồm 4 thế hệ I, II, III, IV. Thế hệ I, II chủ yếu để điều trị các vi khuẩn Gram(+); thế hệ III, IV chủ yếu để điều trị vi khuẩn Gram(-).
Các penicillin kết hợp chất ức chế enzyme β-lactamase
- Nhóm tetracycline: gồm tetracyclin, doxycyclin...
- Nhóm chloramphenicol: như chlocid, chloramphenicol...
- Nhóm macrolide: erythromycin, spiramycin , azthromycin, rovamycin...
- Nhóm lincoxinamid .
- Nhóm aminoglycosid.
- Nhóm quinolon.
Sản phẩm này, một phần được sử dụng trực tiếp để pha chế thuốc kháng sinh penicillin; còn lại, phần lớn được sử dụng làm nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm penicillin và cephalosporin bán tổng hợp khác.
Ngoài ra, để sản xuất ra các sản phẩm penicillin có độ tinh khiết rất cao, người ta cần sử dụng phối hợp thêm một số giải pháp công nghệ khác.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết luận
Penicillin là lọai kháng sinh đầu tiên được dùng để điều trị viêm nhiễm ở người. Khám phá về penicillin từ một phát hiện tình cờ nhưng có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với nhân lọai.
Penicillin được thải ra rất nhanh ở những người bệnh nhân có chức năng thận bình thường, và được đưa vào cơ thể qua con đường tỉnh mạch ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng. tác dụng ngược quan trọng và phổ biến nhất đối với Penicillin là dị ứng.
Hiện tượng vi khuẩn lờn kháng sinh ngày nay rất phổ biến ở mọi nước, và trở nên trầm trọng ở những nơi không hạn chế được sự lạm dụng. Do đó, không ngừng phải đổi mới kháng sinh trong điều trị, luôn luôn cần có kháng sinh thuộc thế hệ mới, khoảng cách giữa hai thế hệ rút ngắn dần. Mỗi lần cho thế hệ mới ra đời, công nghệ cũng cần chuyển đổi, đôi khi phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư bổ sung, làm cho giá thành sản phẩm bị nâng cao, cho nên kháng sinh mới bao giờ cũng rất đắt.
Trong những năm gần đây, hai nước đã mở rộng và đẩy mạnh công nghệ lên men sản xuất Penicillin, làm cho nguồn cung cấp thừa thải, giá thành và giá bán giảm liên tục: đó là Trung Quốc và Ấn Ðộ, hai nước có khả năng tự túc ngô làm môi trường ở qui mô lớn. Ðo đó, ngay những nước có truyền thống đi vào sản xuất kháng sinh tổng hợp cũng thấy nhập Penicillin thô làm nguyên liệu ban đầu vẫn kinh tế hơn là tự sản xuất. Ðó là chưa kể chi phí để giữ môi trường không ô nhiễm lại rất lớn.
2. Kiến nghị
Penicillin thông thường được sản xuất bằng phương pháp lên men chìm ưa khí và được chiết xuất ở độ pH thấp từ dịch lên men sử dụng butyl axetat hay kerosen. Do tính không ổn định của penicillin ở độ pH thấp, quy trình chiết xuất cần thực hiện ở nhiệt độ thấp, song có tới 10-15% sản phẩm bị thất thoát khi sử dụng quy trình hiện nay.
Ngoài năng suất tương đối thấp, các phương pháp sản xuất truyền thống có chi phí cao, tiêu thụ nhiều năng lượng để thu hồi butyl axetat từ các chất – là quy trình đòi hỏi nhiều công đoạn.
Quy trình được nghiên cứu nhằm tìm ra được phương pháp khắc phục các quá trình thất thoát trong quá trình lên men và giảm bớt các chi phí .
Ngoài ra hiện nay tình trạng kháng thuốc của các vi sinh vật gây bệnh ngày càng cao, và đang là những mối hiểm họa lớn đối với sức khỏe trong cộng đồng. Thông qua đề tài này, tui mong rằng sẽ có thêm nhiều các đề tài nghiên cứu sâu hơn nữa về lĩnh vực thuốc kháng sinh để có thể nâng cao hoạt lực kháng khuẩn và đặc biệt là cách khắc phục hiện tượng kháng thuốc của vi sinh vật.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: