hung_hn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
2. Về cách thức tổ chức, phân công và phối hợp hoạt động giữa các nhánh của
quyền lực nhà nước trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước
ta.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 ( năm 1986 ) đề ra con đường Đổi mới, Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 (năm 1991) thông qua Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sự sụp đổ của các nhà nước xã hội
chủ nghĩa ở Đông Âu ... những sự kiện đó trở thành yêu cầu bức thiết đối với
Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới nhận thức, phải cải tổ bộ máy nhà nước theo
hướng khoa học, tiến bộ, hợp lý hơn.
Hiến pháp năm 1992 ra đời là sự cụ thể hóa của quá trình đổi mới đó. Bộ máy nhà
nước tập quyền cao độ, cồng kềnh, hoạt động kém linh hoạt và hiệu quả, chế độ
hành chính bao cấp tạo ra tệ quan liêu, lãng phí... tất cả những khuyết điểm ấy
trong Hiến pháp 1980 đã được sửa đổi sâu sắc và triệt để trong bản hiến pháp mới
này, nhất là sau khi được Quốc hội khóa X, kì họp thứ 11 thông qua Nghị quyết vềviệc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992 ( ngày 25/12/2001).
2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy nhà nước hiện nay và những tồn tại cần khắc
phục:
Xét theo lĩnh vực và chức năng hoạt động để thực hiện quyền lực nhà nước, theo
Hiến pháp 1992, bộ máy nhà nước Việt Nam về cơ bản bao gồm 5 bộ phận: các cơ
quan quyền lực nhà nước là Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp ; Chủ tịch nước;
các cơ quan quản lý nhà nước là Chính phủ và hệ các cơ quan hành chính; các cơ
quan tòa án; các cơ quan kiểm sát. Giữa các bộ phận này không tồn tại mối liên hệ
đối trọng, kìm chế lẫn nhau như ở các nhà nước tư sản, mà là sự phân công và
phối hợp thực hiện các chức năng của nhà nước, với vai trò trung tâm thuộc về cơ
quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - Quốc
hội.
Điều 84 Hiến pháp năm 1992 (đã sửa đổi) có 14 khoản quy định về nhiệm vụ và
quyền hạn của Quốc hội, mà đáng chú ý nhất là: lập hiến và lập pháp, quyết định
chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với
việc tuân thủ Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; quyết định các vấn đề
quan trọng của đất nước như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chính sách tài
chính tiền tệ, các vấn đề về ngân sách nhà nước, thuế, các chính sách dân tộc, tôn
giáo của Nhà nước; quy định tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; bầu,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phimiễn nhiệm, bãi nhiệm một số quan chức cao cấp của Nhà nước theo luật định;
quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quyết định các chính sách đối ngoại,
phê chuẩn hay bãi bỏ các điều ước quốc tế theo luật định...
Từ đó, ta có thể nhận thấy tuy Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất,
nhưng lại không phải là cơ quan đứng ra trực tiếp giải quyết tất cả mọi công việc
nhà nước, mà chỉ tập trung thực hiện công việc trong một số các lĩnh vực cụ thể
như sau:
- Lập pháp: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền làm và sửa đổi Hiến pháp,
làm và sửa đổi luật. Giống như bất cứ cơ quan Nghị viện nào ở các nước khác, đây
được xem là nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất của Quốc hội. Thông qua Hiến
pháp và luật, Quốc hội ghi nhận ý chí và nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân,
nhằm quản lý và điều chỉnh các mối quan hệ phức tạp trong xã hội, vì lợi ích của
đất nước, của nhân dân. Nhưng hiện nay, công tác lập pháp của Quốc hội vẫn còn
tồn tại rất nhiều những hạn chế như: các luật, pháp lệnh được ban hành thường đi
sau thực tế đời sống, và càng không có khả năng đi trước định hướng cho xã hội;
các luật, pháp lệnh được ban hành chủ yếu vẫn là luật khung, không có khả năng
áp dụng ngay lập tức vào cuộc sống mà cần có những văn bản hướng dẫn thi
hành kèm theo, làm giảm khả năng tác động cũng như giá trị pháp lý của văn bản
luật: các quan hệ xã hội thực tế không được điều chỉnh bởi luật mà bởi các văn bản
hướng dẫn thi hành... Ngoài ra còn rất nhiều những tồn tại khác như năng lực của
các đại biểu quốc hội chưa đáp ứng được với công tác lập pháp; phần lớn dự ánluật, các dự thảo nghị quyết của Quốc hội được soạn thảo bởi Chính phủ, và sau
khi được Quốc hội thông qua thì lại do Chính phủ hướng dẫn thi hành, thực tế này
làm Quốc hội không phát huy được hết hiệu quả của mình, đồng thời làm hoạt
động của Chính phủ trở nên quá tải.
- Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: " Quốc hội quyết định những
chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân" (điều 1 Luật Tổ
chức Quốc hội năm 2001). Đây là một hoạt động mà Quốc hội đã tiến hành khá
tốt, mà biểu hiện đã được thấy rõ thông qua tình hình đất nước trong 20 năm vừa
qua: " Đất nước ta đã ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay
đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang
đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại
đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định.
Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không
ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và
lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp"(1).
- Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước:
Thông qua các hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội như Uỷ ban
thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các đại biểu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiQuốc hội, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình. Nhiệm vụ này của
Quốc hội được tiến hành qua chất vấn các cán bộ cao cấp của Nhà nước, giám sát
việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan khác, giám sát
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo... Theo luật định, Quốc hội có quyền " bỏ phiếu
tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hay phê
chuẩn"(2) mà cụ thể là các chức danh: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch
Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính
phủ, các thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh... Hoạt động này của Quốc
hội cũng còn rất nhiều tồn tại như: số lượng đại biểu kiêm nhiệm chiếm tỉ lệ lớn (tỉ
lệ này trong Quốc hội khoá 11 là 75%, trong Quốc hội khoá 12 vừa bầu cử xong
giảm xuống còn khoảng 70% ), nên dẫn tới hai vấn đề trong hoạt động giám sát
của các đại biểu: do vừa thực hiện nhiệm vụ ở cơ quan hành pháp lẫn Quốc hội,
nên các đại biểu thường quá tải trong hoạt động, và thường không đủ thời gian
thực hiện nhiệm vụ đại biểu; thứ hai, do các đại biểu Quốc hội lại đồng thời là cán
bộ của các cơ quan hành pháp, nên trong công tác giám sát, kiểm tra dễ dẫn tới
hành vi tiêu cực, bao che lẫn nhau do nể nang, kiêng dè...
Đối với cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, cơ quan thay mặt cao nhất của
nhân dân như Quốc hội, việc khắc phục ngay những hạn chế này là một đòi hỏi
cấp thiết._____________
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006, tr.17
(2) Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ( sửa đổi ),
Sđd, khoản 7 điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội, tr.77
Chủ tịch nước và Chính phủ, theo luật định, là cơ quan hành pháp của Nhà nước.
Xét về nội dung của quyền hành pháp ở nước ta hiện nay (chấp hành và hành
chính) thì quyền đó bao gồm các hoạt động chủ yếu sau đây
1)
 - Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
 - Soạn thảo chính sách và pháp luật;
 - Ban hành các văn bản quy phạm dưới luật và quyết định hành chính trong
tất cả các lĩnh vực;
 - Đưa ra chủ trương để điều chỉnh các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại ở tầm vĩ mô;
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi - Quyết định các vấn đề về tổ chức và nhân sự trong bộ máy nhà nước (kể
cả công tác đào tạo cán bộ);
 - Quyết định chủ trương về khoa học và công nghệ;
 - Chỉ đạo thực hiện các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
bằng việc hướng dẫn, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, uốn nắn, giúp
đỡ;
 - Quản lý ngân sách, quản lý dự trữ Quốc gia;
 - Xử lý hành chính.
Thiết chế Chủ tịch nước được Hiến pháp năm 1992 ghi nhận trong chương VII (từ
Điều 101 đến Điều 108).
Khác với Hiến pháp 1980, chế định Chủ tịch nước hiện tại là một cá nhân. "Sự
phân tách Hội đồng Nhà nước thành Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch
nước và là điểm quan trọng nhất trong sự phân công, phân nhiệm rạch ròi giữa
hai quyền lập pháp và hành pháp, vì nó đã xóa bỏ sự kiêm nhiệm trong việc thực
hiện quyền lực nhà nước"(2).
_____________
(1) LS Nguyễn Văn Thảo: Sđd tr.149(2) TS Nguyễn Thị Hồi: Sđd, tr.245
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, và thực hiện
nhiều công việc do Quốc hội giao như công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh, căn cứ
nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng và các thành viên khác của Chính phủ... song vẫn có những quyền hạn nhất
định, như có thể tự mình bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân
dân tối cao... ; có thể tự mình quyết định việc phong hàm, cấp sỹ quan cấp cao
trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp Nhà
nước khác... Chủ tịch nước có quyền tham gia vào cả lĩnh vực lập pháp, trong việc
có thể yêu cầu Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh, nếu Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội vẫn biểu quyết tán thành thì có quyền trình Quốc hội xem
xét, quyết định; cả lĩnh vực hành pháp, với việc tham gia tổ chức nhân sự trong
các cơ quan chấp hành của nhà nước; và lĩnh vực tư pháp tư pháp, trong việc có
quyền căn cứ nghị quyết Quốc hội mà tuyên bố đại xá, hay tự mình có quyền đặc
xá. Theo Hiến pháp 1992 thì Chủ tịch nước giữ một vai trò quan trọng trong việc
điều tiết, phối hợp hoạt động giữa các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp;
nhưng quyền hạn của Chủ tịch nước còn rất hạn chế. Ngay những nước tư sản theo
chế độ đại nghị, quyền lực của Nguyên thủ rất bị hạn chế, nhưng ít nhất vẫn có
khả năng ảnh hưởng tới Chính phủ hay có quyền giải tán Hạ viện. So sánh với bản
Hiến pháp đầu tiên của nước ta, Hiến pháp năm 1946, quyền hạn của Chủ tịch
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phinước khi ấy cũng lớn hơn hiện nay rất nhiều: Chủ tịch nước là người đứng đầu
Nhà nước đồng thời cũng là người lãnh đạo Chính phủ; có quyền chọn Thủ tướng
trong Nghị viện để Nghị viện biểu quyết; ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng và các
nhân viên khác của Chính phủ; tổng chỉ huy quân đội, có quyền chỉ định hoặc
cách chức các tướng soái trong lục quân, không quân, hải quân; chủ tọa Hội đồng
Chính phủ. Bởi vậy, theo thông lệ quốc tế cũng như với tinh thần của bản Hiến
pháp đầu tiên của đất nước do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo soạn thảo, việc
tăng cường quyền lực cho Chủ tịch nước là một yêu cầu đáng quan tâm.
"Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Định nghĩa này nằm ở Điều 109 của
Hiến pháp ( dù có một số ý kiến cho rằng định nghĩa này là không đúng, do Tòa án
nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng là những cơ quan có trách
nhiệm phải thực hiện những việc Quốc hội giao, nên không thể nói chỉ Chính phủ
mới là cơ quan chấp hành của Quốc hội; ngoài ra còn vì Chính phủ phải chấp hành
cả lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, cũng như các bản án được ban hành của
Tòa án nhân dân ). Chính định nghĩa này đã thể hiện sự độc lập của hành pháp đối
với lập pháp, khi Chính phủ không phải một cơ quan, một bộ phận của Quốc hội,
mà là một cơ quan chấp hành theo ý chí của Quốc hội.
Nếu như cá nhân Chủ tịch nước phải bắt buộc là thành viên Quốc hội, thì phần lớn
thành viên của Chính phủ lại không cần là đại biểu Quốc hội ( trừ chức vụ Thủ
tướng ). Không có chung nhân viên - đó cũng là một yêu cầu của nguyên tắc phânquyền. Nếu như so sánh vị trí, vai trò, quyền hạn của Chính phủ và Thủ tướng
Chính phủ hiện nay với Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng theo
Hiến pháp năm 1980, có thể nhận thấy đây là một bước tiến dài, Chính phủ hiện
nay có một sự độc lập lớn hơn nhiều trước Quốc hội, điều đó được thể hiện qua
vài quy định mới: thành viên của Chính phủ không thể đồng thời là thành viên của
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, thành viên Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm cá nhân
trước Quốc hội...
Thực tiễn hoạt động của Chính phủ hiện nay cho thấy đang tồn tại rất nhiều bất
cập, như: hoạt động của các cơ quan hành chính vẫn còn mang tính quan liêu, bao
cấp, các thủ tục hành chính còn nhiêu khê, nặng nề, khiến "hành chính" trong mắt
nhiều người dân trở thành "hành là chính"; chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của
nhiều cơ quan còn chồng chéo, lẫn lộn, khiến việc giải quyết sự vụ chậm chạp,
mất thời gian, lại tốn kém, lãng phí; tình trạng tham nhũng, lãng phí trong bộ máy
hành chính còn tồn tại và ngày càng trở thành vấn nạn nghiêm trọng, làm suy yếu
bộ máy nhà nước, gây mất niềm tin trong nhân dân; trách nhiệm của cơ quan với
lĩnh vực mà mình quản lý, trách nhiệm của người thủ trưởng đối với đơn vị của
mình còn chưa được xác định rõ, dẫn đến tình trạng khen thưởng, lợi ích thì ai
cũng nhận phần mình, nhưng trách nhiệm khi để xảy ra sai phạm thì ai cũng
tránh... Công tác cải cách hành chính, khắc phục những tồn tại này đã được Đảng
và Nhà nước quan tâm đẩy mạnh, nhưng thực tế cho thấy công tác này vẫn cần
được quan tâm nhiều hơn nữa.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiHệ thống các cơ quan tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm
các cơ quan tòa án và các cơ quan kiểm sát.
Hoạt động xét xử, theo luật định, thuộc về hệ thống tòa án, bao gồm Tòa án nhân
dân và Tòa án quân sự các cấp. "Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật"(Điều 4 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm tòa án nhân
dân). Quy định này cho thấy sự độc lập của hoạt động xét xử đối với lập pháp và
hành pháp. So với Hiến pháp năm 1980 thì Hiến pháp năm 1992 thừa nhận sự độc
lập cao hơn của tòa án qua quy định mới về hoạt động tuyển chọn Thẩm phán. Từ
chỗ Thẩm phán do Quốc hội và Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, phải chịu
trách nhiệm trước Quốc hội và Hội đồng nhân dân cùng cấp, thì nay Thẩm phán
do Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán tuyển chọn, xem xét miễn nhiệm, cách chức
và do Chánh án Tòa án nhân dân ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hay cách
chức.
Sự phân công, phân nhiệm trong nội bộ ngành Tòa án cũng ngày càng được làm rõ
hơn với việc thành lập các Tòa chuyên trách trong Tòa án nhân dân tối cao và Tòa
án nhân dân các cấp (đó là: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế,
Tòa lao động).
Hệ thống các cơ quan kiểm sát, theo Hiến pháp năm 1992 (đã sửa đổi) bao gồm
Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp, là cơ quan có chức
năng công tố nhà nước và kiểm sát hoạt động tư pháp. So với các quy định củaHiến pháp trước khi được sửa đổi, thì nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát
nhân dân đã bị thu hẹp lại, từ cơ quan có thẩm quyền kiểm sát chung, Viện kiểm
sát nhân dân hiện nay chỉ còn có quyền kiểm sát các hoạt động trong lĩnh vực tư
pháp, điều này làm tránh sự chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, giám sát. Hiện
nay, hoạt động này được giao cho ba cơ quan khác nhau, là Quốc hội với chức
năng giám sát tối cao mọi hoạt động của Nhà nước, đồng thời tự kiểm tra chính
bản thân mình, Hội đồng nhân dân giám sát các cơ quan nhà nước khác ở địa
phương; Tổng thanh tra Chính phủ với chức năng kiểm sát hoạt động của các cơ
quan thi hành và hành chính; và Viện kiểm sát nhân dân với chức năng kiểm sát
các hoạt động trong lĩnh vực tư pháp. Điều này chứng tỏ sự phân công, phối hợp
trong hoạt động kiểm sát ba lĩnh vực chủ yếu của quyền lực nhà nước: lập pháp,
hành pháp và tư pháp; hơn thế, quy định mới này còn là sự phân công trong nội bộ
hoạt động tư pháp: giữa cơ quan xét xử là Tòa án với Cơ quan giám sát là Viện
kiểm sát.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

new

New Member

Download Đề tài Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước và sự vận dụng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam miễn phí





 
Mục lục
 
Mục lục.3
Lời nói đầu.5
Chương 1.
Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong lịch sử.7
1. Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong thời kỳ cổ đại.10
- Tư tưởng của Aristote.10
- Tư tưởng của Polybe và Cicéron.11
- Bộ máy nhà nước Athène.13
- Bộ máy nhà nước Roma thời kỳ cộng hoà.15
2. Học thuyết phân chia quyền lực nhà nước trong thời kỳ cách mạng Tư sản.17
- John Locke ( 1632 - 1704 ).17
- Chales Louis Montesquieu ( 1689 - 1755 ).25
- Jean - Jacques Rousseau ( 1712 - 1788 ).34
3. Học thuyết phân chia quyền lực nhà nước trong giai đoạn hiện nay.42
- Phân quyền ngang.42
- Phân quyền dọc.45
Chương 2.
Sự vận dụng Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.52
1.Sự vận dụng tư tưởng phân chia quyền lực vào việc tổ chức bộ máy Nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền.53
- Khái niệm Nhà nước pháp quyền.53
- Mối quan hệ giữa tư tưởng phân chia quyền lực
nhà nước với mô hình Nhà nước pháp quyền.57
2. Về cách thức tổ chức, phân công và phối hợp hoạt động giữa các nhánh quyền lực nhà nước trong
quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta.60
2.1. Thực trạng bộ máy Nhà nước ta hiện nay và những tồn tại cần khắc phục.60
2.2. Một số giải pháp nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.67
Kết luận.87
Tài liệu tham khảo.89
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ận, nếu không thì nó hoàn toàn chỉ là một lời nói vô nghĩa, do dư luận là không thể bị khuất phục và cưỡng chế.
_____________
(1) J.J Rousseau: Sđd, tr.219
(2) J.J Rousseau: Sđd, tr.226
Trên đây là sự trình bày của Rousseau về sự cần thiết tất nhiên phải phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước, nhưng ông cũng để tâm nghiên cứu tới chế độ độc tài, khi một cá nhân nắm toàn bộ quyền lực nhà nước trong tay.
Theo ông, không phải lúc nào cơ quan quyền lực tối cao cũng có thể nhìn thấy trước để ban hành những đạo luật, đưa ra những quyết nghị một cách kịp thời. Mà trong những cơn khủng hoảng như thiên tai hay chiến tranh thì việc chờ cơ quan quyền lực tối cao họp bàn là điều không thể. Bởi vậy nên trong nhưng hoàn cảnh mà sự tồn vong của quốc gia đang bị đe doạ, thì cần có một nhà độc tài.
Nhà độc tài tựa hồ như đứng trên luật pháp mà điều hành quốc gia, nhưng thực ra không phải như thế. Mệnh lệnh của nhà độc tài mãi mãi chỉ là chỉ thị hay quyết định, chứ không thể là luật. Nhà độc tài không thể xoá bỏ luật pháp, hay bắt luật pháp phải nói lên ý chí của riêng mình, nhà độc tài chỉ có thể tạm thời bắt luật pháp phải im tiếng mà thôi.
Trong chế độ độc tài, khi cơ quan quyền lực tối cao đã tạm thời bị gác sang một bên, thì ý chí chung của nhân dân vẫn tồn tại, hơn thế, ý chí chung này lại còn là cơ sở duy nhất và cao nhất để giữ vững chế độ độc tài: đó là nguyện vọng nhà nước không bị tiêu diệt.
Trong một nhà nước mà tập quán đã có từ lâu đời thì người ta không sợ nhà độc tài sẽ lạm dụng quyền uy hay mưu toan kéo dài chế độ độc tài quá hạn định, trái lại, dường như ông ta chỉ cố làm cho xong nhiệm vụ của mình để hất bỏ chức vụ ấy đi, vì quyền lực được trao vào tay ông ta quá lớn, sứ mạng ông ta phải đảm nhiệm là quá nặng nề, và thật là nguy hiểm khi ông ta phải đứng vào vị trí của chính pháp luật.
Nói tóm lại, qua tác phẩm Bàn về Khế ước xã hội hay là các nguyên tắc của quyền chính trị của Rousseau, ta nhận thấy một quan điểm hết sức mới lạ về tư tưởng phân chia quyền lực cũng như sự áp dụng của tư tưởng này trong bộ máy nhà nước. Rousseau chủ trương nêu cao tinh thần tập quyền, tất cả quyền lực nhà nước nằm trong tay cơ quan quyền lực tối cao tức toàn thể công dân trong xã hội. Nhưng ông lại chỉ ra rằng phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp và hành pháp, giao chúng vào tay của cơ quan quyền lực tối cao và chính phủ là cách thức hợp lý duy nhất để đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của nhà nước, cũng như ngăn chặn được xu hướng lạm quyền của cơ quan hành pháp. Ngoài ra ông còn nêu lên vai trò quan trọng của cơ quan tư pháp trong việc đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của nhà nước, cũng như cho sự cân bằng giữa các vế cơ quan quyền lực tối cao, chính phủ và nhân dân.
3. Học thuyết phân chia quyền lực trong giai đoạn hiện nay
Trên nền tảng tiếp thu những lý luận của các học giả đi trước, cũng như từ kinh nghiệm và nhu cầu thực tiễn trong công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước, nội dung của tư tưởng phân chia quyền lực ngày nay đã có nhiều thay đổi.
Ngày nay, khi nhắc đến phân chia quyền lực, người ta không còn chỉ nghĩ đến việc phân lập theo chiều ngang thành các nhánh quyền lực, mà còn là sự phân chia quyền lực theo chiều dọc giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong một quốc gia. Báo cáo về tình hình phát triển thế giới năm 1997 của Ngân hàng Thế giới khẳng định "cơ chế lập hiến kinh điển" của ngày nay " là việc phân lập theo chiều ngang và chiều dọc các quyền lực "(1).
Như đã nói ở trên, ngày nay, tư tưởng phân chia quyền lực không còn được chú trọng nghiên cứu trên phương diện lý luận đơn thuần như dưới thời cách mạng tư sản nữa, mà đã được biểu hiện cụ thể trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, được ghi nhận cụ thể trong hiến pháp của nhiều nhà nước. Bởi vậy, khi nghiên cứu về tư tưởng phân chia quyền lực trong giai đoạn hiện nay, ta phải xem xét qua cách thức tổ chức bộ máy nhà nước ở các nước.
Phân quyền ngang:
Phân quyền ngang là cách thức phân quyền cổ điển đã có từ thời của Aristote, và được hoàn thiện bởi Locke, bởi Montesquieu, và Rousseau. Do đã trình bày về tư tưởng của các nhà học giả này ở phần trên, và do nội dung chủ yếu của cách thức phân quyền này không có nhiều thay đổi trong thời đại ngày nay, nên chúng em sẽ
_____________
(1) Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Báo cáo về tình hình phát triển thế giới năm 1997 của Ngân hàng Thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1998, tr.125
không trình bày nhiều về cách thức phân quyền này, mà chỉ xin
nhấn mạnh vào hai vấn đề:
Thứ nhất, nội dung chủ yếu của phân quyền ngang là:
- Quyền lực nhà nước được phân chia thành các nhánh khác nhau, do các cơ quan khác nhau nắm giữ, để không một cá nhân
hay tổ chức nào nắm được trọn vẹn quyền lực nhà nước. Cụ thể: Nghị viện nắm quyền lập pháp, chính phủ nắm quyền hành pháp, và toà án nắm quyền tư pháp.
- Có sự chuyên môn hoá trong hoạt động của các cơ quan quyền lực công, mỗi cơ quan chỉ hoạt động nhằm thực hiện chức năng riêng của mình, không ảnh hưởng tới công việc của các cơ quan khác.
- Giữa các cơ quan quyền lực tồn tại thế cân bằng, các cơ quan có thể giám sát, kiểm tra, đối trọng và chế ước lẫn nhau, để không cho một cơ quan nào có khả năng lạm quyền.
Thứ hai, ở nhiều nhà nước hiện nay, tư tưởng phân quyền ngang có một số thay đổi, mà chủ yếu là ở số nhánh quyền lực được phân chia ra từ quyền lực nhà nước. "Thuyết "Tam quyền phân lập" và bộ máy nhà nước tư sản hiện đại" của Viện thông tin khoa học xã hội - Viện khoa học xã hội Việt Nam đã trình bày khá kĩ về vấn đề này, chúng em chỉ xin nhắc lại một số dẫn chứng cụ thể.
ở một số nước Mỹ Latinh, quyền lực nhà nước không phải chỉ được chia thành 3 quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp, mà ngoài ra còn có quyền lực thứ tư, là quyền bầu cử. Quyền này thuộc về tổ chức bầu cử (gồm toàn bộ các công dân đạt đến độ tuổi luật định, và đáp ứng các yêu cầu nhất định). Về tổ chức, quyền này thuộc về Hội đồng bầu cử (ở cấp độ toàn quốc). Hội đồng này giải quyết tranh chấp giữa các ứng cử viên, tuyên bố về các cuộc bầu cử. Việc lập thêm quyền này và sự biểu thị về mặt tổ chức - pháp lý của nó gắn với đặc điểm của nhóm nước thường xảy ra các cuộc đảo chính, hay các vị tổng thống thất bại trong cuộc bầu cử ít khi tự nguyện rời bỏ vị trí của mình.
Trong Dự thảo Hiến pháp Nicaragoa năm 1986 do Đảng Xã hội - Thiên chúa giáo đối lập đưa ra còn nhắc tới năm thứ quyền lực, ngoài bốn quyền nói trên còn có quyền kiểm tra do Tổng thanh tra nhà nước và bộ máy dưới quyền ông ta thực hiện.
Hiến pháp năm 1976 của Angiêri quy định tới 6 loại quyền lực, đó là: quyền chính trị thuộc về Đảng cầm quyền; quyền lập pháp thuộc về Nghị viện; quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và Chính phủ; quyền tư pháp thuộc về Toà ...
xin chào bạn, mình đang học môn chính trị cần tài liệu làm bài, mình có thể xin bạn bài viết của bạn không?
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Giải quyết vấn đề phân tầng xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
F nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở Phân viện báo chí và tuyên truyền Luận văn Sư phạm 2
E Hướng dẫn học sinh THPT xác định chủ đề tư tưởng qua việc phát hiện, phân tích, bình giá biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam Luận văn Sư phạm 0
Y Tư tưởng phân quyền và sự vận dụng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam1 Luận văn Luật 0
G Phân tích câu nói trong ngày kỉ niệm 105 năm ngày sinh Hồ Chủ Tịch: Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH Tài liệu chưa phân loại 0
A Phân tích: Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo Tài liệu chưa phân loại 0
B Phân tích nhận định: Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới sáng tạo Tài liệu chưa phân loại 0
T Phân tích: Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cuờng, đổi mới và sáng tạo Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận:VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TƯ SẢN Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top