tapu_kute123

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1.1.Mục đích ý nghĩa đề tài. 4
1.2. Lý thuyết hệ thống treo, đặc điểm cấu tạo hệ thống treo trên ô tô. 4
1.2.1 Công dụng yêu cầu của hệ thống treo. 4
1.2.2. Phân loại hệ thống treo: 6
1.2.3. Cấu tạo, nguyên lý cơ bản các bộ phận trong hệ thống treo: 7
1.2.3.1. Bộ phận đàn hồi: 7
1.2.3.2. Bộ phận dẫn hướng: 13
1.2.3.3. Bộ phận giảm chấn: 17
1.2.3.4. Thanh ổn định ngang: 19
1.2.3.5. Các bộ phận khác: 20
1.2.4. Các loại hệ thống treo thông dụng: 20
1.2.4.1. Hệ thống treo độc lập: 20
1.2.4.2. Hệ thống treo phụ thuộc: 22
1.2.4.3. Hệ thống treo khí nén: 24
1.2.4.3.1. Các phương pháp bố trí hệ thống treo khí nén. 25
1.2.4.3.2. Sự kết hợp giưa hệ thông treo khí nén với hệ thống treo khác. 27
1.2.4.4. Hệ thống treo tích cực: 28
2.Giới thiệu chung về xe KB 120 SE. 32
2.1. Các thông số kỹ thuật xe KB 120 SE. 35
2.2. Khái quát các hệ thống trên xe. 36
2.2.1. Động cơ. 36
2.2.2. Hệ thống bôi trơn. 37
2.2.2.1 Sơ đồ hệ thống bôi trơn. 37
2.2.2.1 Sơ đồ hệ thống bôi trơn. 39
2.2.3.Hệ thống làm mát. 40
2.2.3.1. Sơ đồ hệ thống làm mát. 40
2.2.3.3. Nước làm mát động cơ. 41
2.2.4.Hệ thống nhiên liệu. 41
2.2.5.Hệ thống thiết bị điện. 43
2.2.5.1. Nhiêm vụ của hệ thống . 43
2.3.Hệ thống truyền lực: 43
2.3.1.Ly hợp. 43
2.3.2.Hộp số. 44
2.3.3.Cắc đăng. 44
2.4.Hệ thống phanh. 44
2.4.1.Thắng điện từ. 44
2.4.2.Hệ thống phanh khí nén. 48
3. Khảo sát hệ thống treo. 49
3.1. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống treo xe KB 120SE. 49
3.1.1.Hệ thống treo trước . 50
3.1.2.Hệ thống treo sau xe KB120SE. 52
3.1.3. Ưu nhược điểm của hệ thống treo sử dụng khí nén: 54
3.1.3.1.Ưu điểm. 54
3.1.3.2. Nhược điểm. 54
3.1.4.Các cụm chi tiết trong hệ thống treo. 54
3.1.4.1. Van tải trọng: 54
3.1.4.2. Túi hơi: 56
4.Tính toán kiểm nghiệm hệ thống treo. 57
4.1. Tính toán kiểm tra bộ phận đàn hồi. 57
4.1.1. Đặc tính đàn hồi của hệ thống treo trước. 57
4.2 Tính toán giảm chấn. 62
4.2.1. Các kích thước và thông số cho trước của giảm chấn: 63
4.2.2 Tính toán nhiệt 65
5. Bảo dưỡng sữa chữa và biện pháp khắc phục hư hỏng của của hệ thống treo. 66
6.Kết luận. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.81
1.1.Mục đích ý nghĩa đề tài.
Giao thông vận tải đường bộ đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia. Nền kinh tế ngày càng phát triển kèm theo đó nhu cầu của con người ngày càng đòi hỏi cao, nhu cầu đi lại là một nhu cầu không thể thiếu trong thời đại ngày nay. Ô tô không chỉ là phương tiện vận tải nửa mà như là ngôi nhà thứ hai của con người đăc biệt là ở các nước phát triển. Vì vậy ô tô ngoài tốc độ cao con phải tạo cảm giác êm dịu thoải mái và an toàn cho người sử dụng. Công nghiệp ô tô ngày càng có những tiến bộ vượt bậc để đuổi kịp nhu cầu của xã hội.Một trong những hệ thống tạo cảm giác thoải mái êm dịu cho tài xế và hành khách là hệ thống treo.Ngày nay hệ thống treo khí nén được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều.Hệ thống treo khí nén có nhiều ưu đểm vượt trội so với các hệ thống treo khác, tạo cảm giác êm dịu thoải mái người sử dụng.
Mục đích của đề tài: Phân tích kết cấu hệ thống treo sử dụng khí nén trên xe bus KB 120SE để hiểu nguyên lý làm việc của hệ thống treo khí nén, và có ưu điểm nổi bật của nó.
Ý nghĩa của đề tài: Giúp sinh viên làm quen với các kết cấu mới của hệ thống treo khí nén, qua đó thấy được tại sao ô tô có trang bị hệ thống treo khí nén có kết cấu phức tạp hơn loại khác và giá thành lai cao. Nhưng tại sao người ta vẫn ưa chuộng loại này và nó có xu hướng được sử dụng rộng rải trong tất cả các loại xe ngày nay.
1.2. Lý thuyết hệ thống treo, đặc điểm cấu tạo hệ thống treo trên ô tô.
1.2.1 Công dụng yêu cầu của hệ thống treo.
Trên ôtô, hệ thống treo và cụm bánh xe được gọi là phần chuyển động của ôtô. Chức năng cơ bản của phần chuyển động là tạo điều kiện thực hiện “chuyển động bánh xe” của ôtô đảm bảo các bánh xe lăn và thân xe chuyển động tịnh tiến, thực hiện nhiệm vụ vận tải của ôtô. Chuyển động bánh xe đòi hỏi các tương hổ giữa bánh xe và thân xe phải có khả năng truyền lực và mômen theo các quan hệ nhất định. Trong chức năng của phần chuyển động nếu bị mất một phần hay thay đổi khả năng truyền lực và mômen có thể làm phá hỏng chức năng của phần chuyển động.
Sự chuyển động của ôtô trên đường phụ thuộc nhiều vào khả năng lăn êm bánh xe trên nền và hạn chế tối đa các rung động truyền từ bánh xe lên thân xe. Do vậy giữa bánh xe và khung vỏ cần thiết có sự liên kết mềm. Hệ thống treo là tập hợp tất cả những chi tiết tạo nên liên kết đàn hồi giữa bánh xe và thân vỏ hay khung xe nhằm thỏa mãn các chức năng chính sau đây:
- Đảm bảo yêu cầu về độ êm dịu trong chuyển động, tạo điều kiện nâng cao được tính an toàn cho hàng hóa trên xe, đó là tập hợp các điều kiện nhằm đảm bảo duy trì sức khoẻ và giảm thiểu những mệt mỏi vật lý và tâm sinh lý của con người (lái xe, hành khách). Các dao động cơ học của ôtô trong quá trình chuyển động bao gồm: biên độ, tần số, gia tốc,...các yếu tố này có thể ảnh hưởng tới sự an toàn của hàng hóa và trạng thái làm việc của con người trên ôtô.
- Đảm bảo yêu cầu về khả năng tiếp nhận các thành phần lực và mômen tác dụng giữa bánh xe và đường nhằm tăng tối đa sự an toàn trong chuyển động, giảm thiểu sự phá hỏng nền đường của ôtô, trong đó một chỉ tiêu quan trọng là độ bám đường của bánh xe.
Hệ thống treo nói chung, gồm có ba bộ phận chính là: bộ phận đàn hồi, bộ phận dẫn hướng và bộ phận giảm chấn. Mỗi bộ phận đảm nhận một chức năng và nhiệm vụ riêng biệt.
- Bộ phận đàn hồi: dùng để tiếp nhận và truyền các tải trọng thẳng đứng, làm giảm va đập, giảm tải trọng động tác dụng lên khung vỏ và hệ thống chuyển động, đảm bảo độ êm dịu cần thiết cho ô tô máy kéo khi chuyển động.
- Bộ phận dẫn hướng: dùng để tiếp nhận và truyền lên khung các lực dọc, ngang cũng như các mômen phản lực và mômen phanh tác dụng lên bánh xe. Động học của bộ phận dẫn hướng xác định đặc tính dịch chuyển tương đối của bánh xe đối với khung vỏ.
- Bộ phận giảm chấn: cùng với ma sát trong hệ thống treo, có nhiệm vụ tạo lực cản, dập tắt các dao động của phần được treo và không được treo, biến cơ năng của dao động thành nhiệt năng tiêu tán ra môi trường xung quanh.
Ngoài ba bộ phận chính trên, trong hệ thống treo của các ô tô du lịch, ô tô khách và một số ô tô vận tải, còn có thêm một bộ phận phụ nữa là bộ phận ổn định ngang. Bộ phận này có nhiệm vụ giảm độ nghiêng và các dao động lắc ngang của thùng xe.
Hệ thống treo phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau đây:
- Đặc tính đàn hồi của hệ thống treo (đặc trưng bởi độ võng tĩnh ft và hành trình động fđ) phải đảm bảo cho xe có độ êm dịu cần thiết khi chạy trên đường tốt và không bị va đập liên tục lên các ụ hạn chế khi chạy trên đường xấu không bằng phẳng với tốc độ cho phép. Khi xe quay vòng, tăng tốc hay phanh thì vỏ xe không bị nghiêng, ngửa hay chúc đầu.
- Đặc tính động học, quyết định bởi bộ phận dẫn hướng, phải đảm bảo cho xe chuyển động ổn định và có tính điều khiển cao, cụ thể là:
+ Đảm bảo cho chiều rộng cơ sở và góc đặt các trụ quay đứng của bánh xe dẫn hướng không đổi hay thay đổi không đáng kể.
+ Đảm bảo sự tương ứng động học giữa các bánh xe và truyền động lái, để tránh gây ra hiện tượng tự quay vòng hay dao động các bánh xe dẫn hướng xung quanh trụ quay của nó.
- Giảm chấn phải có hệ số dập tắt dao động thích hợp để dập tắt dao động được hiệu quả và êm dịu.
- Có khối lượng nhỏ, đặc biệt là các phần không được treo.
- Kết cấu đơn giản, dễ bố trí. Làm việc bền vững, tin cậy.
- Không gây nên tải trọng lớn tại các mối kiên kết với khung hay vỏ.
- Có độ bền cao, giá thành thấp và mức độ phức tạp kết cấu không lớn.
- Có độ tin cậy lớn, trong điều kiện sử dụng phù hợp với chức năng kỹ thuật, không gặp hư hỏng bất thường.
Đối với ôtô buýt còn được chú ý thêm các yêu cầu:
- Có khả năng chống rung, ồn truyền từ bánh xe lên thùng, vỏ tốt.
- Tính điều khiển và ổn định chuyển động cao ở mọi tốc độ.
Hệ thống treo của ôtô luôn được hoàn thiện, các yêu cầu được thoả mãn ở các mức độ cao, bởi vậy tính đa dạng của chúng cũng rất lớn.
1.2.2. Phân loại hệ thống treo:
Theo dạng bộ phận dẫn hướng, hệ thống treo được chia làm các loại:
- Phụ thuộc.
- Độc lập.
Theo loại phần tử đàn hồi, gồm có:
- Loại kim loại, gồm: nhíp lá, lò xo xoắn, thanh xoắn.
- Loại cao su: chịu nén hay chịu xoắn.
- Loại khí nén và thuỷ khí.
Theo phương pháp dập tắt dao động, chia ra:
- Loại giảm chấn thuỷ lực: tác dụng một chiều và hai chiều.
- Loại giảm chấn bằng ma sát cơ: gồm ma sát trong bộ phận đàn hồi và trong bộ phận dẫn hướng.
Theo sự thay đổi đặc tính điều chỉnh, có:
- Hệ thống treo không tự điều chỉnh.
- Hệ thống treo tự động điều chỉnh (bán tích cực, tích cực).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

quymanh

New Member
Re: [Free] Khảo sát hệ thống treo thủy khí trên xe kb 120SE

sao k có link dow ad ơi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát hệ vi sinh vật và đánh giá mức độ an toàn vi sinh trong bia Nông Lâm Thủy sản 0
iamyen Khảo sát và thống kê hệ thống thành ngữ thuần Việt và Hán Việt trong Truyện Kiều Thơ 0
D Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất quang xúc tác của hệ vật liệu graphitic carbon nitride Khoa học Tự nhiên 0
D KHẢO SÁT VÀ TÍNH KIỂM TRA HỆ THỐNG BƠM NƯỚC TÒA NHÀ E TOWER, TÂN BÌNH Khoa học kỹ thuật 0
D Khảo sát và thiết kế hệ thống xử lý nước thải Công Ty TNHH Mía Đường BOURBON Gia Lai Kiến trúc, xây dựng 0
D Đồ án khảo sát và mô phỏng hệ thống phân phối khí Mivec Khoa học kỹ thuật 0
D Khảo sát hệ thống thủy lực máy xúc Caterpillar 330B + bản vẽ Khoa học kỹ thuật 0
Q Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện bảo quản và hệ dung môi đến hiệu suất trích ly Carotenoids từ vỏ tôm sú Khoa học Tự nhiên 0
M Khảo sát và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Hiệp Thành – Bình Dương công suất 500 m3/ngày Khoa học Tự nhiên 0
T Khảo sát hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt và đề xuất giải pháp phân loại tại nguồn tại thành phố Phan Rang tháp chàm tỉnh Ninh Thuận Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top