prince_alone
New Member
Download Tiểu luận Thử nghiệm ảnh hưởng của Zeolite đến khả năng tăng trọng, tỷ lệ tiêu chảy của lợn con sau cai sữa miễn phí
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay do tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngành chăn nuôi nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nhằm nâng cao năng xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tiêu thụ trong nước, giúp nền kinh tế nước ta phát triển. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi thì bệnh tật ngày càng phát triển ngày càng mạnh, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề đảm bảo sức khỏe của của con người là một bài toán khó cần có câu trả lời. Do vậy vấn đề làm sao trong chăn nuôi vừa có năng xuất cao, vừa bảo vệ môi trường, vừa giảm thiểu bệnh tật và nâng cao chất lượng thịt... Được các nhà khoa học, người chăn nuôi tìm tòi và phát triển.
Zeolite là một loại khoáng tự nhiên có nguồn gốc từ núi lửa và có cấu trúc tinh thể dạng khung kiên kết. Từ năm 1956 nhà địa chất Cronstede người Thuỵ Điển phát hiện ra khoáng chất zeolite tự nhiên là loại khoáng muối acid Silic chứa kim loại kiềm và kiềm thổ. Hiện nay có trên 40 loại Zeolite tự nhiên, nhưng sử dụng chủ yếu trong chăn nuôi là loại có nguồn gốc từ núi lửa, có tia hổng, xốp, hình thành từ biến đổi nhiệt dịch đá núi lửa.
Trên Thế Giới việc nghiên cứu ứng dụng Zeolite trong các lĩnh vực như nông nghiệp, y học, bảo vệ môi trường, lọc hoá dầu, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi đã được tiến hành từ những năm 60. Hầu hết các nghiên cứu về ảnh hưởng của Zeolite trong chăn nuôi đều khẳng định được tác dụng của Zeolite khi bổ sung vào khẩu phần thức ăn là giảm hàm lượng N-NH3 và mùi thối trong phân (Bernal và Lopez-real, 1993), giảm hàm lượng nguyên tố kim loại nặng độc hại và làm tăng các nguyên tố vi lượng trong các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa và một chừng mực nào đó làm cải thiện tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn (Ward và cộng tác viên, 1991). Nước đầu tiên sử dụng Zeolite trong chăn nuôi là Nhật Bản, rồi các nước Liên Xô cũ, Hoa Kỳ. Những năm gần đây thì Trung Quốc sử dụng Zeolite tự nhiên rất phổ biến trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
Ngoài ra cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi thì tình hình dịch bệnh cũng xảy ra đa dạng và phức tạp.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tui tiến hành đề tài.
“Thử nghiệm ảnh hưởng của Zeolite đến khả năng tăng trọng, tỷ lệ tiêu chảy của lợn con sau cai sữa, một số chỉ tiêu vệ sinh thú y của lợn con sau cai sữa và điều tra một số bệnh thường gặp tại trại lợn của công ty TNHH Thiên Phúc-Nghĩa Hưng-Nam Định ”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Điều tra tình hình chăn nuôi và một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại lợn công ty TNHH Thiên Phúc – Nghĩa Trung – Nghĩa Hưng – Nam Định.
- Bước đầu thử nghiệm chế phẩm Zeolite đến khả năng tăng trọng, tỷ lệ tiêu chảy, quá trình hô hấp của lợn con sau cai sữa và một số chỉ tiêu vệ sinh.
- Biết cách thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CHẾ PHẨM KHOÁNG ZEOLITE
2.1.1. Khái niệm
Zeolit là các aluminosilicat tinh thể có cấu trúc không gian 3 chiều với hệ thống mao quản (pore) đồng đều và rất trật tự. Hệ thống mao quản này có kích thước cỡ phân tử cho phép phân chia (rây) phân tử theo hình dạng và kích thước. Vì vậy zeolit còn được gọi là rây phân tử.
2.1.2. Công thức hoá học
MxO.Al2O3.mSiO2.nH2O
M là kim loại kiềm (x = 2) hay kim loại kiềm thổ (x = 1)
2.1.3. Thành phần hoá học
Thành phần chủ yếu là Silicon Dioxide SiO2, Al2O3, nước và kim loại kiềm hay kim loại kiềm thổ. Zeolite hàm chứa SiO2 60 % trở lên (nhiều mỏ ở Trung Quốc đạt 73 %), hàm chứa hơn 20 loại nguyên tố vi lượng: Cu, Zn, Co, Ag, Vi, Ni, Se,Cr, Ba, Pb, As, Hg, Cd…
2.1.4. Phân loại
Phân loại Zeolite theo nhiều tiêu chí khác nhau:
Phân loại theo nguồn gốc: gồm Zeolite tự nhiên và Zeolite tổng hợp
Theo chiều hướng không gian của các kênh hình thành cấu trúc mao quản: gồm Zeolite có cấu trúc mao quản 1 chiều, 2 chiều, 3 chiều.
Theo tỉ lệ Si/Al: Zeolite hàm lượng Si thấp (Si/Al = 1 – 1.5: A, X), hàm lượng Si trung bình (Si/Al = 2 – 5: Zeolite Y, chabazit...), hàm lượng Si cao (ZSM - 5)
Zeolite ZSM - 5 Zeolite X
Theo điều kiện hình thành Zeolite được chia làm 2 loại: Zeolite tự nhiên và Zeolite tổng hợp.
Trong tự nhiên có khoảng 40 loại Zeolite. Zeolite tự nhiên không có độ tinh khiết cao nên việc ứng dụng chúng còn hạn chế, một số ít được dùng làm chất độn, chất trao đổi ion trong các chất tẩy rửa, làm chất hấp phụ, chất mang cho phân bón hoá học...Nếu yêu cầu hàm lượng lớn, độ tinh khiết không cao. Một số loại Zeolite tự nhiên là lerynit, chabazit, stibit, analcime...
Zeolite tổng hợp đã được nghiên cứu chế biến có cấu trúc giống với cấu trúc tự nhiên và cũng có nhiều cấu trúc không tồn tại trong tự nhiên. Zeolite tổng hợp có nhiều tính chất ưu việt hơn: Đồng nhất về thành phần, độ tinh khiết cao, độ bền cơ học cao... Được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong công nghiệp như các lĩnh vực hấp phụ, xúc tác, tách lọc các chất lỏng và khí...
Ngày nay có 200 loại Zeolite có cấu trúc khác nhau đã được tổng hợp. Nếu phân biệt theo thành phần thì có thể chia làm 4 nhóm:
Zeolite có hàm lượng Silic thấp (R ( 4)
Zeolite có hàm lượng Silic trung bình (4 ( R ( 20)
Zeolite có hàm lượng Silic cao (20 ( R ( 200)
Zeolite biến tính
Với: R = SiO2/Al2O3 và R ( = 2
Cách phân loại này rất phù hợp với mục đích nghiên cứu.
2.1.5. Cấu trúc
Zeolite được hình thành từ mạng lưới ba chiều của các tứ diện SiO4 liên kết trong không gian 3 chiều tạo thành các khối đa diện, trong đó một số nguyên tố Si được thay thế bằng nguyên tử Al tạo thành khối tứ diện AlO4
Do Si hoá trị 4 được thay thế bằng Al hoá trị 3 nên để trung hoà điện cần có sự kết hợp thêm với cation, thường là kim loại kiềm hay kiềm thổ.
Các tứ diện SiO4 và AlO4 kết hợp với nhau tạo thành đơn vị cấu trúc sơ cấp (SBU, secondary building unit).
Các SBU kết hợp với nhau tạo thành đơn vị cấu trúc tinh thể và hệ thồng mao quản khác nhau.
2.1.6. Đặc tính và tác dụng của Zeolite
Zeolite làm thức ăn bổ sung, tăng nhanh hiệu quả sinh trưởng phát triển của động vật; giảm giá thành thức ăn chăn nuôi, giảm tỉ lệ bệnh trong chăn nuôi, nâng cao chất lượng thịt, Zeolite có 4 đặc điểm sau:
Đặc tính vật lý: Có thể dung giải với những nguyên tố hữu ích, hấp phụ những nguyên tố có hại và ammonium, mùi hôi, đặc biệt có khả năng khống chế hoạt tính vi khuẩn có hại (khuẩn độc), bảo vệ sức khoẻ động vật, đồng thời cải thiện, làm sạch môi trường chăn nuôi và sử lý nước trong nuôi trồng thuỷ sản.
Về hoá tính: Có khả năng trao đổi và chọn lọc lớn, cũng như có vai trò chất xúc tác.
Có tác dụng với các nguyên tố vi lượng hữu ích như trong đường ruột tăng cường khả năng hấp phụ Ca... Và nhiều loại nguyên tố vi lượng hữu ích khác trong cơ thể động vật.
Có tác dụng tăng cường khả năng nghiền, ma sát trong dạ dày động vật, đặc biệt là đối với gia cầm. Làm giảm tốc độ di chuyển thức ăn trong đường ống dạ dày và đường ru...
nhận thức ăn, giảm tiêu tốn thức ăn trên 1 kg tăng trọng. Nguyên nhân của kết quả trên là do đặc tính của Zeolite có ảnh hưởng tốt đến quá trình tiêu hoá, làm giảm tốc độ di chuyển thức ăn trong đường ống dạ dày và đường ruột do đó làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Zeolite có tính trao đổi ion và tính hấp phụ nên nó làm tăng sự ổn định độ axit trong dịch dạ dày, tăng sự cân bằng các chất điện giải trong cơ thể, hấp phụ và thải ra ngoài cơ thể những sản phẩm độc của quá trình tiêu hoá, những chất độc lẫn vào thức ăn.
Với việc sử dụng Zeolite vào thức ăn đã làm cho việc tiêu tốn thức ăn giảm xuống đồng thời tăng khả năng chống lại bệnh tật với ngoại cảnh môi trưòng hay thay đổi thời tiết đột nhột làm lợn hay bị tiêu chảy.
4.3.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung Zeolite trong thức ăn đến khả năng phòng bệnh tiêu chảy và hô hấp của lợn con sau cai sữa đến xuất chuồng
Lợn con sau khi cai sữa tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và hô hấp rất cao, khi lợn bị mắc bệnh này thì giảm khả năng tăng trọng, tăng tiêu tốn thức ăn, giảm hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Kết quả theo dõi tỷ lệ tiêu chảy của 2 lô thí nghiệm được chúng tui tổng hợp trong bảng 4.9.
Bảng 4.9: Kết quả theo dõi mắc hội chứng tiêu chảy 2 lô thí nghiệm
Chỉ tiêu theo dõi
Thí nghiệm
Đối chứng
Số con theo dõi (con)
70
45
Số con mắc bệnh (con)
10
8
Tỷ lệ mắc bệnh (%)
14,2
17,7
Qua bảng 4.9 cho thấy: số con mắc hội chứng tiêu chảy lô TN là 10 con, chiếm tỷ lệ 14,2%; lô ĐC là 8 con, chiếm tỷ lệ 17,7%. Như vậy lô TN cho kết quả tốt hơn lô ĐC, có thể kết luận là việc bổ sung Zeolite vào khẩu phần ăn của lợn đã làm giảm tỷ lệ tiêu chảy trên đàn lợn con cai sữa đến xuất chuồng. Kết quả trên có thể giải thích là do Zeolite có tác dụng trao đổi chọn lọc lớn, có tính hấp phụ mạnh, có tính xúc tác, tính ổn định, chịu axit, hấp phụ ammonium, hấp phụ các chất độc trong cơ thể động vật. Thúc đẩy trao đổi chất, nâng cao khả năng kháng bệnh và miễn dịch. Ngoài ra Zeolite còn hàm chứa hơn 20 loại nguyên tố vi lượng có thể thúc đẩy sinh trưởng động vật, nâng cao hệ số chuyển hoá thức ăn.
Kết quả xác định ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Zeolite trong thức ăn đến khả năng phòng ngừa hội chứng ho - thở của lợn con sau cai sữa đến xuất chuồng, được trình bày tại bảng 4.10.
Bảng 4.10: Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh hô hấp ở cả 2 lô thí nghiệm
Chỉ tiêu theo dõi
Thí nghiệm
Đối chứng
Số con theo dõi (con)
70
45
Số con mắc bệnh (con)
9
6
Tỷ lệ mắc bệnh (%)
12,9
13,3
Qua bảng số liệu trên chúng tui thấy số con mắc bệnh hô hấp ở lô ĐC là 6 con chiếm tỷ lệ 13,3%, lô TN là 9 con chiếm tỷ lệ 12,9%. Ta thấy tỷ lệ mắc bệnh hô hấp ở lô ĐC cao hơn so với lô TN là 0,4% nguyên nhân là do tại thời điểm tiến hành thí nghiệm nhiệt độ thay đổi đột ngột, mưa nhiều, độ ẩm cao gây nên hiện tượng khó thở ở lợn. Mặt khác Zeolite có cấu trúc tinh thể dạng khung liên kết nên chúng có khả năng hấp phụ các chất độc có trong thức ăn đặc biệt là các độc tố của nấm mốc Aflatoxin, có tác dụng kìm hãm sự hoạt động của vi khuẩn, vì vậy vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như Mycoplasma không có điều kiện phát triển gây bệnh. Tuy nhiên tình trạng lợn bị mắc bệnh hô hấp chỉ mắc ở những tuần đầu làm thí nghiệm, sau 4 tuần làm thí nghiệm với sự điều trị tích cực nên tình trạng bệnh đã khỏi.
Sau khi thử nghiệm Zeolite trên đàn lợn con cai sữa đến khả năng tăng trọng, khả năng phòng bệnh thì chúng tui tính được hiệu quả kinh tế mà nó mang lại trong chăn nuôi.
4.3.3. Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung chế phẩm Zeolite trong khẩu phần ăn của lợn con sau cai sữa đến xuất chuồng
Trong nền kinh tế trang trại, đặc biệt đối với các trang trại lớn, th
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: