muadong_conmua
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN MỞ ĐẦU
i. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Với chiều dài hơn 3000 km bờ biển, vận tải biển là một trong những thế mạnh góp phần phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhận thức được điều đó, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã nghiên cứu và thực hiện chương trình đầu tư đổi mới phát triển đội tàu, coi đây là một trong số các nhiệm vụ trọng tâm của Tổng công ty. Việc thực hiện nhiệm vụ này đã được cụ thể hóa bằng chương trình đóng mới 32 tàu biển trong nước và chương trình đầu tư phát triển đội tàu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 01/11/2001 và giao cho Công ty Vận tải biển Vinalines thuộc Tổng Công ty trực tiếp đầu tư và phát triển.
Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ quản lý và khai thác đội tàu một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, Công ty Vận tải biển Vinalines liên tục bổ sung thêm các tàu đóng mới trong nước và mua thêm các loại tàu container và tàu chở dầu sản phẩm. Đồng thời, trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục tiếp nhận các tàu đóng mới trong nước bao gồm chủ yếu là các tàu chở hàng bách hóa và nhập khẩu thêm các loại tàu chuyên dụng khác mà các nhà máy đóng tàu trong nước hiện chưa đủ khả năng đóng được. Nhờ những nỗ lực cố gắng và thành quả quan trọng ban đầu, thương hiệu của Công ty vận tải biển Vinalines đã và đang được khẳng định ngày càng vững chắc hơn trong lĩnh vực vận tải biển không chỉ trong nước mà còn cả trên thị trường dịch vụ vận tải biển khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên, ngoài những thành tựu đã đạt được sau một thời gian đầu tư phát triển đội tàu tương đối nhanh, chủ động và có hiệu quả nêu trên, hoạt động của Công ty về cơ bản vẫn chưa được phát triển tương xứng những tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Hơn nữa, với nhu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế hiện nay của đất nước cũng như chủ trương của ngành và Tổng công ty Hàng hải, Công ty cần có những chiến lược đầu tư và phát triển đội tầu trong dài hạn đảm bảo sự phát triển hoạt động của công ty trong tương lai trên cơ sở đánh giá và tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư phát triển đội tàu trong giai đoạn vừa qua. Đề tài: “Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu tại Công ty Vận tải biển Vinalines” được chọn nghiên cứu xuất phát từ những đòi hỏi cấp thiết trong thực tế tình hình hoạt động nói trên của Công ty.
ii. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp làm cơ sở nghiên cứu hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu của doanh nghiệp vận tải biển.
Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu, đặc biệt là hiệu quả về mặt tài chính của các dự án đầu tư phát triển đội tàu theo các hợp đồng đóng mới được ký kết với các cơ sở đóng tàu trong nước giai đoạn 2003-2006.
Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư phát triển đội tầu của Công ty trong các giai đoạn tiếp theo.
iii. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về hiệu quả các dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả dự án đầu tư phát triển đội tàu của doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải biển nói riêng.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của dự án nói chung bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính hay các chỉ tiêu định tính và định lượng. Vì những giới hạn về thời gian, quy mô nghiên cứu và điều kiện khác, luận văn chủ yếu nghiên cứu và đánh giá hiệu quả đầu tư theo các chỉ tiêu tài chính định lượng. Tương tự, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư phát triển đội tầu cũng là những nhân tố trực tiếp. Các chỉ tiêu phi tài chính và mang tính chất định tính sẽ được đề cập và giải quyết ở nghiên cứu khác.
Về mặt thực tiễn, luận văn chọn 06 tàu Công ty vận tải biển Vinalines đặt đóng trong nước từ năm 2003 – 2006 làm điển hình nghiên cứu trên cơ sở hệ thống số liệu được thực tế trong giai đoạn 2003-2007.
iv. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp suy luận để đánh giá kết quả đạt được, các tác động đến hiệu quả đầu tư từ đó đưa ra các giải pháp và khuyến nghị để nâng cao hiệu quả của giai đoạn đầu tư sắp tới.
v. Bố cục luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các biểu đồ, danh mục các bảng biểu, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đầu tư và hiệu quả đầu tư
Chương 2: Thực trạng hiệu quả đầu tư tàu tại công ty VTB Vinalines
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu của công ty
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
1.1. Tổng quan về đầu tư
1.1.1. Đầu tư
Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung là sự từ bỏ các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu được các kết quả, thực hiện được các mục tiêu nhất định trong tương lai.
Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản tài chính hay tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn bộ xã hội.
1.1.2. Phân loại đầu tư
Trong công tác quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư các nhà kinh tế phân loại hoạt động đầu tư theo các tiêu thức khác nhau. Mỗi tiêu thức phân loại đáp ứng những nhu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau. Những tiêu thức phân loại đầu tư thường được sử dụng là:
1.1.2.1. Theo bản chất của các đối tượng đầu tư
Hoạt động đầu tư bao gồm đầu tư cho các đối tượng vật chất (đầu tư tài sản vật chất hay tài sản thực như nhà xưởng, máy móc, thiết bị…), cho các đối tượng tài chính (đầu tư tài sản tài chính như mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác…) và đầu tư cho các đối tượng phi vật chất (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế…).
Trong các loại đầu tư trên đây, đầu tư khối lượng vật chất là điều kiện tiên quyết, cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế, đầu tư tài chính là điều quan trọng để thu hút mọi nguồn vốn từ mọi tầng lớp dân cư cho đầu tư các đối tượng vật chất, còn đầu tư tài sản trí tuệ và các nguồn nhân lực là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
1.1.2.2. Theo cơ cấu tái sản xuất
Có thể phân loại hoạt động đầu tư thành đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu. Trong đó đầu tư chiều rộng vốn lớn để khê đọng lâu, thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn cũng lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao. Còn đầu tư theo chiều sâu đòi hỏi khối lượng vốn ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư ngắn, ít mạo hiểm hơn so với đầu tư theo chiều rộng.
1.1.2.3. Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư
Có thể phân loại hoạt động đầu tư thành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh , đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (ẫy thuật và xã hội)… Các hoạt động đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau. Chẳng hạn đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, còn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đến lượt mình lại tạo tiềm lực cho đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các hoạt động đầu tư khác.
1.1.2.4. Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư
Các hoạt động đầu tư được phân chia thành:
Thứ nhất, đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định . Đầu tư cơ bản quyết định đầu tư vận hành, đầu tư vận hành tạo điều kiện cho các kết quả của đầu tư cơ bản phát huy tác dụng. Không có đầu tư vận hành thì kết quả của đầu tư cơ bản không hoạt động được, ngược lại không có đầu tư cơ bản thì đầu tư vận hành chẳng đề làm gì. Đầu tư cơ bản thuộc loại đầu tư dài hạn, đặc điểm kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư để tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định là phức tạp, đòi hỏi số vốn lớn, thu hồi lâu (nếu có thể thu hồi).
Thứ hai, đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất kỹ thuật không thuộc các doanh nghiệp. Đầu tư vận hành chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư, đặc điểm kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư khong phức tạp. Đầu tư vận hành cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể thu hồi nhanh sau khi đưa ra các kết quả đầu tư nói chung vào hoạt động.
1.1.2.5. Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội
Có thể phân loại hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành đầu tư thương mại và đầu tư sản xuất. Đầu tư thương mại là loại đầu tư mà thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi đủ vốn đầu tư ngắn, vốn vận động nhanh, độ mạo hiểm thấp do trong thời gian ngắn tính bất định không cao, lại dễ đoán và đoán dễ đạt độ chính xác cao.
Đầu tư sản xuất là loại đầu tư dài hạn, vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao vì tính kỹ thuật của hoạt động đầu tư phức tạp, phải chịu tác động của nhiều yếu tố bất định trong tương lai không thể đoán hết và đoán chính xác được. Loại đầu tư này phải được chuẩn bị kỹ, phải cố gắng đoán những gì có liên quan đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư trong tương lai xa, xem xét các biện pháp xử lý khi các yếu tố bất định xảy ra để đảm bảo thu hồi đủ vốn và có lãi khi hoạt động đầu tư kết thúc, khi các kết quả đầu tư đã hoạt động hết đời của mình.
Trên góc độ xã hội, đầu tư thương mại không tạo ra của cải vật chất cụ thể một cách trực tiếp, những giá trị tăng do hoạt động đầu tư đem lại chỉ là sự phân phối lại thu nhập giữa các nghành, các địa phương, các tầng lớp dân cư trong xã hội. Do vậy trên góc độ điều tiết vĩ mô, nhà nước thông qua các cơ chế chính sách của mình làm sao để hướng được các nhà đầu tư không chỉ đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, theo các định hướng và mục tiêu đã dự kiến trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước.
1.1.2.6. Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ ra của các kết quả đầu tư
Có thể phân loại hoạt động đầu tư thành đầu tư ngắn hạn (như đầu tư thương mại) và đầu tư dài hạn (các lĩnh vực đầu tư sản xuất, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng…)
1.1.2.7. Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư.
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp lại được phân thành hai loại: đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển.
- Tổng công ty đồng ý và ủy quyền cho công ty vận tải biển Vinalines tham gia góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất, công nghiệp... có hàng hóa nhập khẩu là nguyên vật liệu hay xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển với sản lượng lớn đều đặn, nhằm tạo ra các mối quan hệ gắn kết chặt chẽ về mặt lợi ích kinh tế hạn chế tập quán mua CIF bán FOB của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong nước từ đó tạo thêm nguồn hàng lâu dài và ổn định cho đội tàu của công ty.
- Chủ tàu Việt Nam được ưu tiên vận tải hàng hoá nội địa, hàng xuất nhập khẩu của Chính phủ và hàng tài nguyên quốc gia.
- Doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam được tiếp tục vay vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện các chương trình phát triển đội tàu.
- Có chính sách hỗ trợ tài chính đối với chủ hàng sử dụng tàu biển Việt Nam: được xem xét giảm thuế xuất khẩu hay thuế nhập khẩu; trường hợp lô hàng có thuế suất bằng 0%, chủ hàng được xem xét hỗ trợ cước vận chuyển.
- Chính phủ cần khẩn trương xây dựng và ban hành các quy định chi tiết, điều chỉnh các hoạt động trong vận tải biển, đáp ứng yêu cầu của các điều ước quốc tế về hội nhập và phù hợp tình hình thực tế.
- Cải tiến, đơn giản hóa các quy định, thủ tục cho tàu biển ra, vào, hoạt động tại cảng biển; các thủ tục hải quan liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu và thủ tục xuất nhập cảnh đối với thuyền viên Việt Nam.
KẾT LUẬN
Với những kết quả nghiên cứu đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu của công ty Vận tải biển Vinalines“, bản luận văn đã đề cập và giải quyết được một số vấn đề sau đây:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư và hiệu quả đầu tư, theo đó hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế - đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định. Đề tài đã tập trung nghiên cứu về hiệu quả tài chính dưới góc độ dự án đầu tư, các chỉ tiêu dùng để đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư.
Phân tích thực trạng đầu tư phát triển đội tàu của công ty Vận tải biển Vinalines, một đơn vị trực thuộc của Tổng công ty hàng hải Việt Nam. Từ 2002 đến nay cho thấy, được sự đầu tư của cơ quan chủ quản, ưu đãi vay vốn của chính phủ, công ty đã tập trung đầu tư phát triển nhanh chóng đội tàu của mình thông qua đóng mới trong nước và nhập khẩu, đặc biệt là sự đột phát trong năm 2007. Thành quả nổi bật của quá trình đầu tư quyết liệt này chính là sự tăng trưởng mạnh mẽ về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, quy mô đội tàu tăng 2.7 lần so với 2002 đạt 286,810 DWT, tuổi tàu bình quân giảm xuống còn 10,5 tuổi (năm 2007), cơ cấu đội tàu đã cân đối hơn.
Từ việc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2002 – 2006, những thuận lợi và khó khăn của công ty trong hoạt động đầu tư phát triển đội tàu, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của 02 nhóm tàu 6,500 DWT và 12,500 DWT đã đặt đóng trong nước kết hợp với tính toán hiệu quả đầu tư tàu Hoa Lư và Tây Sơn 1 thuộc 02 nhóm tàu này dưới góc độ hai dự án riêng rẽ. Kết quả cho thấy, các dự án đầu tư này đều đạt hiệu quả. Nhóm tàu 12,500 DWT có hiệu quả cao hơn nhóm 6,500 DWT.
Xuất phát từ các nghiên cứu lý thuyết, phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả đầu tư, bản luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư tàu bằng đặt đóng trong nước của công ty trong giai đoạn tới đây, bao gồm các giải pháp liên quan đến:
+ Xác định chiến lược đầu tư
+ Xác định hiệu quả đầu tư
+ Nguồn nhân lực
+ Tổ chức và quản lý.
Bản luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản và chính phủ nhằm giúp công ty thực hiện thành công chiến lược đầu tư phát triển đội tàu theo định hướng chung của ngành.
Tác giả hy vọng rằng bản luận văn sẽ đóng góp được một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển đội tàu của công ty Vận tải biển Vinalines cũng như t?i các doanh nghiệp vận tải biển khác.
Tác giả chân thành Thank sự giúp đỡ của thày Đặng Ngọc Đức đ• nhiệt tình hướng dẫn, c?m on các thày cô công tác tại khoa Ngân hàng Tài chính trường Đại học Kinh tế quốc dân, các bạn bè đồng nghiệp đ• đóng góp những ý kiến quý báu và giúp đỡ tui hoàn thành b?n luận văn này.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
PHẦN MỞ ĐẦU
i. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Với chiều dài hơn 3000 km bờ biển, vận tải biển là một trong những thế mạnh góp phần phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhận thức được điều đó, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã nghiên cứu và thực hiện chương trình đầu tư đổi mới phát triển đội tàu, coi đây là một trong số các nhiệm vụ trọng tâm của Tổng công ty. Việc thực hiện nhiệm vụ này đã được cụ thể hóa bằng chương trình đóng mới 32 tàu biển trong nước và chương trình đầu tư phát triển đội tàu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 01/11/2001 và giao cho Công ty Vận tải biển Vinalines thuộc Tổng Công ty trực tiếp đầu tư và phát triển.
Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ quản lý và khai thác đội tàu một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, Công ty Vận tải biển Vinalines liên tục bổ sung thêm các tàu đóng mới trong nước và mua thêm các loại tàu container và tàu chở dầu sản phẩm. Đồng thời, trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục tiếp nhận các tàu đóng mới trong nước bao gồm chủ yếu là các tàu chở hàng bách hóa và nhập khẩu thêm các loại tàu chuyên dụng khác mà các nhà máy đóng tàu trong nước hiện chưa đủ khả năng đóng được. Nhờ những nỗ lực cố gắng và thành quả quan trọng ban đầu, thương hiệu của Công ty vận tải biển Vinalines đã và đang được khẳng định ngày càng vững chắc hơn trong lĩnh vực vận tải biển không chỉ trong nước mà còn cả trên thị trường dịch vụ vận tải biển khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên, ngoài những thành tựu đã đạt được sau một thời gian đầu tư phát triển đội tàu tương đối nhanh, chủ động và có hiệu quả nêu trên, hoạt động của Công ty về cơ bản vẫn chưa được phát triển tương xứng những tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Hơn nữa, với nhu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế hiện nay của đất nước cũng như chủ trương của ngành và Tổng công ty Hàng hải, Công ty cần có những chiến lược đầu tư và phát triển đội tầu trong dài hạn đảm bảo sự phát triển hoạt động của công ty trong tương lai trên cơ sở đánh giá và tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư phát triển đội tàu trong giai đoạn vừa qua. Đề tài: “Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu tại Công ty Vận tải biển Vinalines” được chọn nghiên cứu xuất phát từ những đòi hỏi cấp thiết trong thực tế tình hình hoạt động nói trên của Công ty.
ii. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp làm cơ sở nghiên cứu hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu của doanh nghiệp vận tải biển.
Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu, đặc biệt là hiệu quả về mặt tài chính của các dự án đầu tư phát triển đội tàu theo các hợp đồng đóng mới được ký kết với các cơ sở đóng tàu trong nước giai đoạn 2003-2006.
Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư phát triển đội tầu của Công ty trong các giai đoạn tiếp theo.
iii. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về hiệu quả các dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả dự án đầu tư phát triển đội tàu của doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải biển nói riêng.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của dự án nói chung bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính hay các chỉ tiêu định tính và định lượng. Vì những giới hạn về thời gian, quy mô nghiên cứu và điều kiện khác, luận văn chủ yếu nghiên cứu và đánh giá hiệu quả đầu tư theo các chỉ tiêu tài chính định lượng. Tương tự, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư phát triển đội tầu cũng là những nhân tố trực tiếp. Các chỉ tiêu phi tài chính và mang tính chất định tính sẽ được đề cập và giải quyết ở nghiên cứu khác.
Về mặt thực tiễn, luận văn chọn 06 tàu Công ty vận tải biển Vinalines đặt đóng trong nước từ năm 2003 – 2006 làm điển hình nghiên cứu trên cơ sở hệ thống số liệu được thực tế trong giai đoạn 2003-2007.
iv. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp suy luận để đánh giá kết quả đạt được, các tác động đến hiệu quả đầu tư từ đó đưa ra các giải pháp và khuyến nghị để nâng cao hiệu quả của giai đoạn đầu tư sắp tới.
v. Bố cục luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các biểu đồ, danh mục các bảng biểu, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đầu tư và hiệu quả đầu tư
Chương 2: Thực trạng hiệu quả đầu tư tàu tại công ty VTB Vinalines
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu của công ty
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
1.1. Tổng quan về đầu tư
1.1.1. Đầu tư
Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung là sự từ bỏ các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu được các kết quả, thực hiện được các mục tiêu nhất định trong tương lai.
Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản tài chính hay tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn bộ xã hội.
1.1.2. Phân loại đầu tư
Trong công tác quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư các nhà kinh tế phân loại hoạt động đầu tư theo các tiêu thức khác nhau. Mỗi tiêu thức phân loại đáp ứng những nhu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau. Những tiêu thức phân loại đầu tư thường được sử dụng là:
1.1.2.1. Theo bản chất của các đối tượng đầu tư
Hoạt động đầu tư bao gồm đầu tư cho các đối tượng vật chất (đầu tư tài sản vật chất hay tài sản thực như nhà xưởng, máy móc, thiết bị…), cho các đối tượng tài chính (đầu tư tài sản tài chính như mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác…) và đầu tư cho các đối tượng phi vật chất (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế…).
Trong các loại đầu tư trên đây, đầu tư khối lượng vật chất là điều kiện tiên quyết, cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế, đầu tư tài chính là điều quan trọng để thu hút mọi nguồn vốn từ mọi tầng lớp dân cư cho đầu tư các đối tượng vật chất, còn đầu tư tài sản trí tuệ và các nguồn nhân lực là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
1.1.2.2. Theo cơ cấu tái sản xuất
Có thể phân loại hoạt động đầu tư thành đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu. Trong đó đầu tư chiều rộng vốn lớn để khê đọng lâu, thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn cũng lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao. Còn đầu tư theo chiều sâu đòi hỏi khối lượng vốn ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư ngắn, ít mạo hiểm hơn so với đầu tư theo chiều rộng.
1.1.2.3. Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư
Có thể phân loại hoạt động đầu tư thành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh , đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (ẫy thuật và xã hội)… Các hoạt động đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau. Chẳng hạn đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, còn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đến lượt mình lại tạo tiềm lực cho đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các hoạt động đầu tư khác.
1.1.2.4. Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư
Các hoạt động đầu tư được phân chia thành:
Thứ nhất, đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định . Đầu tư cơ bản quyết định đầu tư vận hành, đầu tư vận hành tạo điều kiện cho các kết quả của đầu tư cơ bản phát huy tác dụng. Không có đầu tư vận hành thì kết quả của đầu tư cơ bản không hoạt động được, ngược lại không có đầu tư cơ bản thì đầu tư vận hành chẳng đề làm gì. Đầu tư cơ bản thuộc loại đầu tư dài hạn, đặc điểm kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư để tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định là phức tạp, đòi hỏi số vốn lớn, thu hồi lâu (nếu có thể thu hồi).
Thứ hai, đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất kỹ thuật không thuộc các doanh nghiệp. Đầu tư vận hành chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư, đặc điểm kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư khong phức tạp. Đầu tư vận hành cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể thu hồi nhanh sau khi đưa ra các kết quả đầu tư nói chung vào hoạt động.
1.1.2.5. Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội
Có thể phân loại hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành đầu tư thương mại và đầu tư sản xuất. Đầu tư thương mại là loại đầu tư mà thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi đủ vốn đầu tư ngắn, vốn vận động nhanh, độ mạo hiểm thấp do trong thời gian ngắn tính bất định không cao, lại dễ đoán và đoán dễ đạt độ chính xác cao.
Đầu tư sản xuất là loại đầu tư dài hạn, vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao vì tính kỹ thuật của hoạt động đầu tư phức tạp, phải chịu tác động của nhiều yếu tố bất định trong tương lai không thể đoán hết và đoán chính xác được. Loại đầu tư này phải được chuẩn bị kỹ, phải cố gắng đoán những gì có liên quan đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư trong tương lai xa, xem xét các biện pháp xử lý khi các yếu tố bất định xảy ra để đảm bảo thu hồi đủ vốn và có lãi khi hoạt động đầu tư kết thúc, khi các kết quả đầu tư đã hoạt động hết đời của mình.
Trên góc độ xã hội, đầu tư thương mại không tạo ra của cải vật chất cụ thể một cách trực tiếp, những giá trị tăng do hoạt động đầu tư đem lại chỉ là sự phân phối lại thu nhập giữa các nghành, các địa phương, các tầng lớp dân cư trong xã hội. Do vậy trên góc độ điều tiết vĩ mô, nhà nước thông qua các cơ chế chính sách của mình làm sao để hướng được các nhà đầu tư không chỉ đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, theo các định hướng và mục tiêu đã dự kiến trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước.
1.1.2.6. Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ ra của các kết quả đầu tư
Có thể phân loại hoạt động đầu tư thành đầu tư ngắn hạn (như đầu tư thương mại) và đầu tư dài hạn (các lĩnh vực đầu tư sản xuất, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng…)
1.1.2.7. Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư.
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp lại được phân thành hai loại: đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển.
- Tổng công ty đồng ý và ủy quyền cho công ty vận tải biển Vinalines tham gia góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất, công nghiệp... có hàng hóa nhập khẩu là nguyên vật liệu hay xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển với sản lượng lớn đều đặn, nhằm tạo ra các mối quan hệ gắn kết chặt chẽ về mặt lợi ích kinh tế hạn chế tập quán mua CIF bán FOB của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong nước từ đó tạo thêm nguồn hàng lâu dài và ổn định cho đội tàu của công ty.
- Chủ tàu Việt Nam được ưu tiên vận tải hàng hoá nội địa, hàng xuất nhập khẩu của Chính phủ và hàng tài nguyên quốc gia.
- Doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam được tiếp tục vay vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện các chương trình phát triển đội tàu.
- Có chính sách hỗ trợ tài chính đối với chủ hàng sử dụng tàu biển Việt Nam: được xem xét giảm thuế xuất khẩu hay thuế nhập khẩu; trường hợp lô hàng có thuế suất bằng 0%, chủ hàng được xem xét hỗ trợ cước vận chuyển.
- Chính phủ cần khẩn trương xây dựng và ban hành các quy định chi tiết, điều chỉnh các hoạt động trong vận tải biển, đáp ứng yêu cầu của các điều ước quốc tế về hội nhập và phù hợp tình hình thực tế.
- Cải tiến, đơn giản hóa các quy định, thủ tục cho tàu biển ra, vào, hoạt động tại cảng biển; các thủ tục hải quan liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu và thủ tục xuất nhập cảnh đối với thuyền viên Việt Nam.
KẾT LUẬN
Với những kết quả nghiên cứu đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu của công ty Vận tải biển Vinalines“, bản luận văn đã đề cập và giải quyết được một số vấn đề sau đây:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư và hiệu quả đầu tư, theo đó hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế - đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định. Đề tài đã tập trung nghiên cứu về hiệu quả tài chính dưới góc độ dự án đầu tư, các chỉ tiêu dùng để đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư.
Phân tích thực trạng đầu tư phát triển đội tàu của công ty Vận tải biển Vinalines, một đơn vị trực thuộc của Tổng công ty hàng hải Việt Nam. Từ 2002 đến nay cho thấy, được sự đầu tư của cơ quan chủ quản, ưu đãi vay vốn của chính phủ, công ty đã tập trung đầu tư phát triển nhanh chóng đội tàu của mình thông qua đóng mới trong nước và nhập khẩu, đặc biệt là sự đột phát trong năm 2007. Thành quả nổi bật của quá trình đầu tư quyết liệt này chính là sự tăng trưởng mạnh mẽ về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, quy mô đội tàu tăng 2.7 lần so với 2002 đạt 286,810 DWT, tuổi tàu bình quân giảm xuống còn 10,5 tuổi (năm 2007), cơ cấu đội tàu đã cân đối hơn.
Từ việc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2002 – 2006, những thuận lợi và khó khăn của công ty trong hoạt động đầu tư phát triển đội tàu, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của 02 nhóm tàu 6,500 DWT và 12,500 DWT đã đặt đóng trong nước kết hợp với tính toán hiệu quả đầu tư tàu Hoa Lư và Tây Sơn 1 thuộc 02 nhóm tàu này dưới góc độ hai dự án riêng rẽ. Kết quả cho thấy, các dự án đầu tư này đều đạt hiệu quả. Nhóm tàu 12,500 DWT có hiệu quả cao hơn nhóm 6,500 DWT.
Xuất phát từ các nghiên cứu lý thuyết, phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả đầu tư, bản luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư tàu bằng đặt đóng trong nước của công ty trong giai đoạn tới đây, bao gồm các giải pháp liên quan đến:
+ Xác định chiến lược đầu tư
+ Xác định hiệu quả đầu tư
+ Nguồn nhân lực
+ Tổ chức và quản lý.
Bản luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản và chính phủ nhằm giúp công ty thực hiện thành công chiến lược đầu tư phát triển đội tàu theo định hướng chung của ngành.
Tác giả hy vọng rằng bản luận văn sẽ đóng góp được một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển đội tàu của công ty Vận tải biển Vinalines cũng như t?i các doanh nghiệp vận tải biển khác.
Tác giả chân thành Thank sự giúp đỡ của thày Đặng Ngọc Đức đ• nhiệt tình hướng dẫn, c?m on các thày cô công tác tại khoa Ngân hàng Tài chính trường Đại học Kinh tế quốc dân, các bạn bè đồng nghiệp đ• đóng góp những ý kiến quý báu và giúp đỡ tui hoàn thành b?n luận văn này.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: