namthanhhnt

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là mục tiêu phấn đấu lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn cùng với hiệu quả sử dụng TSLĐ luôn gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đưa ra những biện pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ, doanh nghiệp cần có sự kết hợp lý luận và điều kiện thực tiễn tại doanh nghiệp.
Trong thời đại kinh tế thị trường, thêm nữa là việc Việt Nam vừa tham gia vào tổ chức kinh tế thế giới WTO, một số doanh nghiệp đã có phương pháp, biện pháp huy động và sử dụng vốn kinh doanh một cách năng động và hiệu quả. Nhưng cũng có những doanh nghiệp không thể huy động được vốn, đôi khi còn thâm hụt vốn. Lý do là ở công tác quản lý sử dụng vốn kém hiệu quả.
Trong tình hình chung đó, nhà máy bia Đông Nam Á đã có nhiều cố gắng trong việc khai thác, sử dụng vốn kinh doanh và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, nhà máy cũng còn nhiều khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ. Là một doanh nghiệp sản xuất, TSLĐ lại càng quan trọng hơn nữa, do đó đòi hỏi nhà máy bia Đông Nam Á phải có phương pháp quản lý và sử dụng TSLĐ một cách khoa học, hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Hiểu được tầm quan trọng của TSLĐ trong các doanh nghiệp nói chung, trong nhà máy bia Đông Nam Á nói riêng, em đã chọn đề tài
“ Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á”.
Nội dung chính của chuyên đề thực tập tốt nghiệp được trình bày trong các chương sau:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về TSLĐ và hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á.






MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận chung về TSLĐ và hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp 3
1.1 Tổng quan về tài sản và TSLĐ của doanh nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm TSLĐ 3
1.1.2 Phân loại TSLĐ 4
1.1.3 Đặc điểm các loại TSLĐ 7
1.1.4 Vai trò của TSLĐ 12
1.2. Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp 12
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng TSLĐ 12
1.2.2 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ 13
1.2.3 Một số phương pháp quản lý TSLĐ 15
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp 27
1.3.1 Nhân tố khách quan 27
1.3.2 Nhân tố chủ quan 28
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp 29
1.4.1 Chỉ tiêu về khả năng hoạt động của TSLĐ 29
1.4.2 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 32
1.4.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ 34
Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á 34
2.1 Khái quát về nhà máy bia Đông Nam Á 34
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 34
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 38
2.1.3 Khái quát về hoạt động kinh doanh của nhà máy bia Đông Nam Á 44
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á 53
2.2.1 Cơ cấu TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á 53
2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ của nhà máy bia Đông Nam Á 63
2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ của nhà máy 73
2.3.1 Kết quả đạt được và thành tựu 73
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 74
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á 79
3.1 Định hướng kinh doanh của nhà máy trong thời gian tới 79
3.2 Một số giải pháp đưa ra để nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ 81
3.2.1 Tăng cường công tác quản lý TSLĐ 81
3.2.2 Sử dụng mô hình hiện đại để kiểm tra, giám sát 84
3.2.3 Nâng cao trình độ quản lý, trình độ của cán bộ công nhân viên 86
3.2.4 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng 86
3.2.5 Nâng cao công tác nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm 86
3.3 Kiến nghị với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan 87
3.3.1 Kiến nghị đến Nhà nước 87
3.3.2 Kiến nghị đến các đơn vị có liên quan 87
Kết luận 89
Chương I: Cơ sở lý luận chung về TSLĐ và hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp
1.2 Tổng quan về TSLĐ của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm TSLĐ
TSLĐ là đối tượng lao động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, mà đặc điểm của chúng là luân chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần vào chi phí kinh doanh.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Tư liệu lao động tham gia vào cả quá trình sản xuất, trong khi đó đối tượng lao động lại chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, hết một chu kỳ lại có đối tượng lao động khác xuất hiện. Các đối tượng lao động sau khi tham gia vào quá trình sản xuất, không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào các sản phẩm. Đa số các đối tượng lao động trải qua việc chế biến để thành sản phẩm, ví dụ như vỏ cây thành giấy, lúa mạch thành bia. Hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có các đối tượng lao động. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là TSLĐ.
TSLĐ là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, TSLĐ được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho. Giá trị các loại TSLĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp. Vì thế việc quản lý TSLĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ của doanh nghiệp.
1.1.2 Phân loại TSLĐ
Tùy theo căn cứ để phân loại, TSLĐ có rất nhiều loại khác nhau.
1.1.2.1 Căn cứ vào vai trò của TSLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh
Theo cách phân loại này, TSLĐ được phân thành:
- TSLĐ trong khâu dự trữ: bao gồm các vật tư, nguyên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động.
+ Nguyên vật liệu chính hay bán thành phẩm mua ngoài- là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào sản xuất chúng tạo nên thực thể sản phẩm.
+ Nguyên vật liệu phụ- là những loại nguyên vật liệu giúp cho việc hình thành sản phẩm bền hơn đẹp hơn.
+ Nhiên liệu- là loại dự trữ cho sản xuất có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất như củi, than đá, gaz, …
+ Phụ tùng thay thế: là các chi tiết, phụ tùng, linh kiện máy móc thiết bị dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa hay thay thế những bộ phận của máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, …
+ Vật liệu đóng gói: là những vật liệu để đóng gói trong quá trình sản xuất như bao nilông, vỏ chai, vỏ keg, …
+ Công cụ lao động nhỏ: để tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất, nhưng giá trị rất nhỏ, không đủ tiêu chuẩn để là tài sản cố định.
- TSLĐ trong khâu sản xuất: bao gồm các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm.
Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm: là khối lượng sản phẩm đang trong quá trình chế tạo, đang nằm trên dây chuyền công nghệ, đã kết thúc một vài quy trình chế biến nhưng phải qua một số quy trình nữa mới thành thành phẩm.
- TSLĐ trong lưu thông bao gồm: các thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi bán, tiền, các khoản phải thu, các khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn.
+ Thành phẩm: là những thành phẩm sản xuất xong nhập kho được dự trữ cho quá trình tiêu thụ.
+ Hàng hóa: là những hàng hóa mua từ bên ngoài (đối với các đơn vị kinh doanh thương mại).
+ Hàng gửi bán: là các hàng hóa, thành phẩm đơn vị đã xuất, gửi cho khách hàng mà chưa được khách hàng chấp nhận.
+ Tiền: bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và cả các khoản tương đương tiền như vàng, bạc, đá quý, …
+ Các khoản phải thu: phát sinh trong quá trình bán hàng hay thanh toán nội bộ.
+ Đầu tư ngắn hạn: thường là các khoản đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao.
+ Các khoản ký cược, ký quỹ: do khách hàng chưa có tiền mặt để trả ngay, nên phát sinh các khoản ký cược, ký quỹ.
1.1.2.2 Căn cứ theo hình thái biểu hiện
Theo hình thái biểu hiện, TSLĐ được chia thành:
- Vật tư hàng hóa: gồm vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, hàng hóa, thành phẩm.
- Tiền: gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vàng, bạc, đá quý, các khoản đầu tư ngắn hạn, khoản ký quỹ, ký cược, khoản phải thu.
1.1.2.3 Căn cứ theo nguồn vốn tài trợ
TSLĐ được tài trợ bởi vốn lưu động, nhưng vốn lưu động cũng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, có thể phân loại TSLĐ thành hai loại:
- TSLĐ được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu: tiền mua TSLĐ có từ vốn của chủ sở hữu.
- TSLĐ được tài trợ bởi vốn đi vay: tức là TSLĐ có được từ nguồn đi vay.
1.1.2.4 Căn cứ theo khả năng chuyển hóa thành tiền của TSLĐ
Dựa vào việc nghiên cứu chu kỳ vận động của tiền mặt, người ta phân loại TSLĐ thành các loại sau:
+ Ngân quỹ: bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền: như vàng, bạc, đá quý, chứng khoán thanh khoản cao. Tiền ở đây bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ở ngân hàng, tiền đang chuyển. Vàng, bạc, đá quý là những tài sản đặc biệt, được sử dụng chủ yếu để dự trữ. Chứng khoán thanh khoản cao là các loại chứng khoán ngắn hạn dễ trao đổi.
+ Các khoản phải thu: là các khoản khách hàng tạm thời chưa trả tiền cho doanh nghiệp. Đây là tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp thương mại. Hoạt động mua bán chịu thường xuyên diễn ra giữa các bên, do đó phát sinh tín dụng thương mại.
+ Dự trữ, tồn kho: gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm dở dang, sản phẩm cuối cùng.
+ Đầu tư tài chính ngắn hạn: là các khoản đầu tư tài chính có thời gian dưới 1 năm.
+ TSLĐ khác.
1.1.3 Đặc điểm các loại TSLĐ
TSLĐ có ba đặc điểm chung:
+ Tham gia vào một chu kỳ kinh doanh.
+ Thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu tạo thành thực thể sản phẩm.
+ Giá trị luân chuyển một lần vào giá thành sản phẩm làm ra.
Bên cạnh đó, từng loại của TSLĐ đều có những đặc điểm riêng biệt.
1.1.3.1 Tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao
Tiền mặt (cash) được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp ở ngân hàng. Tiền mặt được sử dụng để mua nguyên
3.2.4 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, muốn phát triển, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng. Với cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, TSLĐ của doanh nghiệp sẽ được sử dụng một cách có hiệu quả hơn.
3.2.5 Nâng cao công tác nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
Công tác nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm sẽ làm tăng doanh thu, giảm lượng hàng tồn kho, từ đó tăng hiệu quả sử dụng TSLĐ. Một số biện pháp cụ thể:
+ Có kế hoạch và hoạt động nghiên cứu thị trường thường kỳ và hiệu quả, để có được những ý kiến khách quan nhất về sản phẩm, từ đó có phương hướng sản xuất.
+ Xây dựng kế hoạch giới thiệu sản phẩm, quảng cáo thương hiệu, mặt hàng của nhà máy. Có chính sách giá cả hợp lý đối với từng loại khách hàng khác nhau, có thể chiết khấu thương mại với những khách hàng trả tiền ngay, có sự giảm giá với khách hàng truyền thống, và nên có những chương trình khuyến mại với giải thưởng hấp dẫn.
3.3 Kiến nghị với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan
3.3.1 Kiến nghị đến Nhà nước
Đề nghị Nhà nước có sự ưu đãi các doanh nghiệp sản xuất bia, nước giải khát nói chung; nhà máy bia Đông Nam Á nói riêng, sự ưu đãi nên xem xét theo khía cạnh thuế tiêu thụ đặc biệt. Mặc dù thuế này người tiêu dùng chịu, nhưng vô hình chung nó làm giá bán hàng hóa tăng, gây sự e ngại cho khách hàng. Trong điều kiện khủng hoảng, cần kích thích tiêu dùng, do đó Nhà nước cũng nên có sự cân nhắc trong việc giảm thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.
3.3.2 Kiến nghị đến các đơn vị có liên quan
Một số kiến nghị với công ty mẹ Carlberg và Việt Hà trong việc quản lý, điều hành nhà máy bia Đông Nam Á. Mặc dù là một doanh nghiệp độc lập, nhưng nhà máy bia Đông Nam Á vẫn là một thành viên con của hai công ty mẹ, vì thế luôn có sự tác động từ phía công ty mẹ, đề nghị các công ty mẹ có sự quản lý đúng mực, tạo cơ hội cho nhà máy bia Đông Nam Á có sự tự chủ cần thiết trong hoạt động của mình. Có như vậy nhà máy mới nắm bắt được các cơ hội kinh doanh kịp thời và độc lập.
IBD là công ty độc quyền trong việc phân phối sản phẩm mang tên Carlberg tại Việt Nam, điều đó có nghĩa là có sự tập trung trong việc phân phối, nhưng nó cũng hạn chế nhiều mặt. Do đó, IBD cần có nhiều biện pháp đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm hơn nữa, việc này vừa giúp ích cho IBD và cả nhà máy bia Đông Nam Á rất nhiều.

KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ không còn là vấn đề mới mẻ, song nó vẫn luôn quan trọng trong sự hoạt động, phát triển của một doanh nghiệp. Do đó, luôn đòi hòi các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện việc quản lý và sử dụng TSLĐ.
Dù đã hoạt động được thời gian dài, nhà máy bia Đông Nam Á đã không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất nói chung, hiệu quả sử dụng TSLĐ nói riêng. Tuy nhiên, nhà máy cũng còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết để kết quả kinh doanh ngày một cao hơn.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

lina123

Member

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại nhà máy bia Đông Nam Á





MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận chung về TSLĐ và hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp 3
1.1 Tổng quan về tài sản và TSLĐ của doanh nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm TSLĐ 3
1.1.2 Phân loại TSLĐ 4
1.1.3 Đặc điểm các loại TSLĐ 7
1.1.4 Vai trò của TSLĐ 12
1.2. Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp 12
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng TSLĐ 12
1.2.2 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ 13
1.2.3 Một số phương pháp quản lý TSLĐ 15
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp 27
1.3.1 Nhân tố khách quan 27
1.3.2 Nhân tố chủ quan 28
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp 29
1.4.1 Chỉ tiêu về khả năng hoạt động của TSLĐ 29
1.4.2 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 32
1.4.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ 34
Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á 34
2.1 Khái quát về nhà máy bia Đông Nam Á 34
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 34
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 38
2.1.3 Khái quát về hoạt động kinh doanh của nhà máy bia Đông Nam Á 44
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á 53
2.2.1 Cơ cấu TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á 53
2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ của nhà máy bia Đông Nam Á 63
2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ của nhà máy 73
2.3.1 Kết quả đạt được và thành tựu 73
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 74
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á 79
3.1 Định hướng kinh doanh của nhà máy trong thời gian tới 79
3.2 Một số giải pháp đưa ra để nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ 81
3.2.1 Tăng cường công tác quản lý TSLĐ 81
3.2.2 Sử dụng mô hình hiện đại để kiểm tra, giám sát 84
3.2.3 Nâng cao trình độ quản lý, trình độ của cán bộ công nhân viên 86
3.2.4 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng 86
3.2.5 Nâng cao công tác nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm 86
3.3 Kiến nghị với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan 87
3.3.1 Kiến nghị đến Nhà nước 87
3.3.2 Kiến nghị đến các đơn vị có liên quan 87
Kết luận 89
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

rình tái sản xuất (dự trữ- sản xuất- tiêu dùng). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.4.1.2 Vòng quay của tiền
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền tiền, để xem một đồng tiền và tương đương tiền tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Vòng quay tiền= Doanh thu/ (Tiền + Chứng khoán thanh khoản cao)
Tỷ số này càng lớn, chứng tỏ trong 1 năm TSLĐ quay được nhiều vòng và TSLĐ được sử dụng một cách hiệu quả.
1.4.1.3 Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Nếu vòng quay càng lớn, điều đó có nghĩa là tốc độ thu hồi các khoản phải thu là lớn, tức là doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn.
Vòng quay các khoản phải thu được tính bằng tỷ số giữa doanh thu và các khoản phải thu bình quân.
Vòng quay các khoản phải thu= Doanh thu/ Các khoản phải thu bình quân
1.4.1.4 Kỳ thu tiền bình quân
Tỷ số này để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết một khoản phải thu mất bao nhiêu ngày. Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền của doanh nghiệp trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp và các khoản trả trước.
Kỳ thu tiền bình quân= Các khoản phải thu* 360/Doanh thu
1.4.1.5 Vòng quay hàng tồn kho (dự trữ)
Để đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho, chúng ta có thể sử dụng tỷ số hoạt động tồn kho. Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vòng quay tồn kho (dự trữ) được xác định bằng tỷ số giữa doanh thu trong năm và giá trị tồn kho (dự trữ) bình quân– nguyên vật liệu, vật liệu phụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm.
Vòng quay hàng tồn kho= Doanh thu/ Giá trị hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cũng có thể được tính theo công thức:
Vòng quay hàng tồn kho= Giá vốn hàng bán/ Giá trị hàng tồn kho
1.4.2 Chỉ tiêu khả năng thanh toán
1.4.2.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn (hệ số thanh toán hiện hành)
Hệ số thanh toán ngắn hạn= TSLĐ/ Nợ ngắn hạn
Hệ số này chính là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng TSLĐ. Hay hệ số thanh toán ngắn hạn phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán dưới một năm của các mục TSLĐ của doanh nghiệp.
1.4.2.2 Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh bao gồm tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu hay được tính bằng TSLĐ trừ đi dự trữ.
Khả năng thanh toán nhanh= (TSLĐ - Dự trữ)/ Nợ ngắn hạn
Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán của các tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền (tiền, tương đương tiền và các khoản phải thu) đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
1.4.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ
1.4.3.1 Khả năng sinh lời của TSLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của TSLĐ, cho biết một đồng TSLĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ TSLĐ sử dụng một cách có hiệu quả.
Khả năng sinh lời của TSLĐ= Lợi nhuận sau thuế/ TSLĐ bình quân trong kỳ
1.4.3.2 Mức đảm nhiệm TSLĐ
Mức đảm nhiệm TSLĐ= TSLĐ bình quân trong kỳ/ Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng TSLĐ. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, vì điều đó có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận của một đồng TSLĐ sẽ tăng lên.
Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á
2.1 Khái quát về nhà máy bia Đông Nam Á
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1 Quá trình hình thành của nhà máy bia Đông Nam Á
Tên chính thức: Nhà máy Bia Đông Nam Á
Tên giao dịch đối ngoại: South East Asia Brewery Ltd.
Địa chỉ: 167B đường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội
Tóm tắt lịch sử hình thành:
Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á ra đời tháng 10 năm 1993 là liên doanh giữa Công Ty bia Việt Hà, Công ty Carlsberg Quốc tế và Quỹ công nghiệp hóa dành cho các nước đang phát triển của Chính phủ Đan Mạch. Tổng số vốn của liên doanh theo giấy phép đầu tư số 528/GP là 79 triệu USD.
Nhà máy Bia Đông Nam Á là loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hình thành trên cơ sở hợp đồng liên doanh giữa hai đối tác: bên Việt Nam là Nhà máy Bia Việt Hà và bên nước ngoài là Carlsberg Breweries A/S (Đan Mạch).
Nhà máy Bia Đông Nam Á được thành lập theo Giấy phép đầu tư do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp và được điều chỉnh theo các giấy phép:
Giấy phép đầu tư số 528/GP ngày 08/02/1993
Giấy phép điều chỉnh số 528/GPĐC ngày 06/04/1994
Giấy phép điều chỉnh số 258/GPĐC1 ngày 07/04/1995
Giấy phép điều chỉnh số 528/GPĐC2 ngày 11/10/1995
Giấy phép điều chỉnh số 528/GPĐC3 ngày 31/03/2004
Vốn góp (Vốn pháp định) được duyệt theo Giấy phép:
Nhà máy Bia Việt Hà (bên Việt Nam): 18.482.000 USD 40%
Carlsberg Breweries A/S (bên Đan Mạch): 27.723.000 USD 60%
Cộng: 46.205.000 USD 100%
Lĩnh vực hoạt động chính của nhà máy bia Đông Nam Á là sản xuất, phân phối bia và nước giải khát.
Sản phẩm chủ yếu của nhà máy: Bia tươi đóng lon, đóng chai nhãn hiệu Halida và Carlsberg.
Nhà máy bia Đông Nam Á chính thức bắt đầu hoạt động vào ngày 01/10/1993 và liên tục cho đến nay.
2.1.1.2 Quá trình phát triển của nhà máy bia Đông Nam Á
Liên doanh đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án đầu tư với công suất 36 triệu lít/ năm. Để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng mở rộng, giai đoạn 2 của dự án được triển khai xây dựng với công suất 50 triệu lít/ năm. Với hệ thống đại lý của mình, hai sản phẩm Halida và Carlsberg đã có mặt tại cả những nhà hàng, khách sạn sang trọng và những hàng quán bình dân khắp mọi miền đất nước
Tháng 11 năm 1998, nhà máy bia Đông Nam Á với việc tung ra thị trường các loại bia chai Halida 550ml với chất lượng cao và giá thích hợp đã hoàn thiện cơ cấu sản phẩm bia lon, bia tươi và các loại chai 330 ml, 500ml, 640 ml đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Cùng với sản phẩm bia lon, vào tháng 7 năm 2007, nhà máy bia Đông Nam Á cũng cho ra đời sản phẩm bia tươi mang thương hiệu Halida. Bia tươi của Halida sử dụng công nghệ Draught Master của Carlsberg. Đó là bia tươi Halida được ứng dụng công nghệ đột phá Draught Master của Tập đoàn Carlsberg, với giải pháp sử dụng bm bia bằng nhựa PET cao cấp. Bia tươi Halida có độ lạnh sâu hơn, bọt mịn hơn và chất lượng ổn định trong thời gian dài hơn. bm bia và ống dẫn bia là loại dùng một lần, nên các điểm tiêu thụ không mất thời gian bảo dưỡng. Dùng xong, vỏ bm bia có thể bán cho các cơ sở tái chế nhựa. Bia tươi Halida trước mắt có ở Hà Nội và Hải Phòng. Hiện Hà Nội có hơn 10 điểm bán loại bia này, như các nhà hàng: Kinh Kỳ (31 Hàng Vôi), Xanh và Trắng (8 Nguyễn Phong Sắc), Larotine Café (324 Bà Triệu), Cơm Liên (31 Lê Văn Hưu), Gà Mạnh Hoạch (52 Ho...
Em xin link tham khảo với ad
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại vận tải Thuý Anh Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và vận tải hưng phát Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Luận văn Sư phạm 0
R Nâng cao hiệu quả giảng dạy bài những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV Luận văn Sư phạm 0
R nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Luận văn Sư phạm 0
R Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy toán cho học sinh lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
R Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Hồng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top