girlpinklove306

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHO R404A :
Không để R404A gần hay tiếp xúc với ngọn nhằm tranh nó phân huỷ thành các chất độc hại như HF ...
Không được phép thử áp lực bằng hỗn hợp môi chất lạnh và không khí vì nhiệt độ phát lửa của R404A sẽ thay đổi đáng kể ở áp suất cao khi có một lượng lớn không khí lọt vào trong.
R404A hoà tan thấp với dầu khoáng và mỡ do đó cần sử dụng loại dầu thích hợp, đồng thời phải vệ sinh cực sạch hệ thống. Sử dụng bộ lọc hút tinhtrong hệ tthống nhánh rẽ.
Tránh dùng kẽm và hhợp kim chứa hơn 2% mangnesium trong hệ thống R404A.
R404A có tỷ lệ phân tán cao trong các chất đàn hồi nên sẽ làm trương phồng các chất này. Vì vậy phải dùng vật liệu làm roăn, đệm kín phù hợp, sử dụng đoạn ống nối đặc biệt có lỗi bằng nylon.
Do thiếu thành phần chlorene trong thành phần hoá học nên đòi hỏi phải có thiết bị dò tìm rò rỉ đặc biệt cho hệ thồng R404A.
Loại dầu sử dụng cho R404A(thường dùng POE) có nhược điểm hút ẩm rất mạnh, do đó cần :
+ Lắp đặt 1 bầu lọc sấy khô có kích thước đặt biệt lớn dùng cho hệ thống sử dụng R404A.
+ Ráp một bộ báo độ ẩm để xác định độ khô của hợp chất R404A (< 100 ppm)
+ Chỉ dùng khí nitơ khi thử kín hay thử áp suất .
+ Sử dụng bơm hút chân không hai cấp có đệm ga để đạt mức chân không 1.5mbar ổn định.
Chỉ được châm thêm dầu lạnh từ các bình chứa còn nguyên niêm.
Cần tiến hành hút chân không và thay bộ sấy khô, cũng như thay dầu lạnh nếu không khí lọt được vào trong hệ thống quá mức cho phép.


PHẦN KẾT LUẬN
Trong xu thế hiện tại với sự quan tâm của con người ngày càng nhiều hơn về vấn đề môi trường thì việc sử dụng môi chất mới khi tiếng hành thiết kế các hệ thốnh lạnh là cần thiết và không thể thay đổi. Vì vậy đề tài mà tui thực hiện mong muốn sẽ đóng góp một phần vào các công trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong việc thiết kế các hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh mới.


MỤC LỤC
Chương I MỞ ĐẦU Trang
1.1 Tính cấp thiết của việc sử dụng môi chất lạnh mới 3
1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
Chương II CHỌN MÔI CHẤT LẠNH 8
2.1 Môi chất lạnh Freôn làm suy giảm tầng ozone và gây 8
hiệu ứng nhà kính. Các môi chất lạnh thay thế.
2.2 So sánh đặt tính chu trình nhiệt các Freon cũ với các 17
môi chất lạnh thay thế
2.3 Kết luận 24
ChươngIII QUY TRÌNH CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN LẠNH HẢI SẢN 26
3.1 Ý nghĩa của việc làm lạnh 26
3.2 Quy trình công nghệ làm lạnh đông thuỷ sản 27
3.3 Các số liệu về khí tượng 34
3.4 Các số liệu về chế độ xử lý lạnh 35
3.5 Các số liệu về bảo quản sản phẩm 35
3.6 Chọn phương pháp làm lạnh 35
Chương IV TÍNH THIẾT KẾ THỂ TÍCH VÀ MẶT BẰNG KHO LẠNH 36
4.1 Tính thiét kế thể tích và mặt bằng kho lạnh bảo quản 36
4.2 Tính thiết kế các kích thước tủ cấp đông IQF 37
Chương V CẤU TRÚC XÂY DỰNG VÀ TÍNH CHIỀU DÀY CÁCH 40
NHIỆT CÁCH ẨM KHO LẠNH
5.1 Kho trữ đông 40
5.2 Cách nhiệt cách ẩm cho tủ cấp đông IQF 42
Chương VI TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT HỆ THỐNG LẠNH 46
6.1 Tính nhiệt kho lạnh bảo quản (120T) 46
6.2 Tính cân bằng nhiệt tủ cấp đông IQF 52
6.3 Xác định tải nhiệt cho thiết bị và máy nén 55
Chương VII TÍNH CHU TRÌNH VÀ CHỌN MÁY NÉN 57
7.1 Xác định nhiệt độ ngưng tụ 57
7.2 Tính chu trình và chọn máy nén cho kho lạnh bảo quản 57
7.3 Tính chu trình và chọn máy nén cho tủ cấp đông IQF 62
Chương VIII TÍNH THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT 72
8.1 Tính thiết kế thiết bị ngựng tụ 75
8.2 Tính thiết kế thiết bị bay hơi 82

CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU

1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÔI CHẤT LẠNH MỚI.
Kỹ thuật lạnh ra đời và phát triển đã hơn 150 năm qua, và cùng với sự phát triển của nó, hàng trăm loại môi chất đã được nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng vào thực tế. Việc sử dụng các chất SO2, CO2, NH3 vào cuối thế kỉ thứ 19 và các chất Freon vào đầu thế kỉ 20 đã đưa kỹ thuật lạnh lên bước phát triển rực rỡ của ngày nay. Hiện tại ở Việt Nam, Freon đã được sử dụng rộng rãi ( chiếm khoảng 70% các hệ thống lạnh và điều hoà không khí ) trên phạm vi cả nước. Ngoài ra Freon còn được dùng trong công nghệ chế tạo bọt xốp để làm panel cách nhiệt tại các công ty kỹ thuật lạnh và một số lĩnh vực khác, Freon đã thể hiện được tính ưu việc của nó trong vai trò của một môi chất lạnh so với các môi chất lạnh khác.
Ngày nay vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề rất cấp thiết, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của các quốc gia. Đối với nhiều nước, đi đôi với việc tăng trưởng kinh tế phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy một số nước đã trả giá cho việc phát triển kinh tế nhưng không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề cấp thiết của toàn thế giới, nhiều vấn đề mới đã có tác động ảnh hưởng lên toàn cầu. Nhiều hiện tượng thời tiết không bình thường trong những năm qua thông báo chúng ta phải quan tâm hơn nửa vấn đề bảo vệ môi trường.
Theo số liệu của tổng cục khí tượng Hoa Kỳ ( The State of the climate ) thì nhiệt độ trung bình của trái đất có xu hướng tăng dần trong hơn 100 năm qua. Đặc biệt trong những năm cuối thế kỉ 20 nhiệt độ tăng vọt. Ví dụ năm 1997 nhiệt độ trung bình tăng 0.43 0C . So với nhiệt độ trung bình cả một thời gian dài trước đó. Người ta ghi nhận rằng năm 1998 là năm ấm nhất kể từ năm 1860. Từ những năm 1990, 9 trong 10 năm ấm nhất trong thời gian này. Năm 2001 cũng được ghi nhận là một trong hai năm ấm nhất có mức kỉ lục ( cùng với năm 1998 ) đồng thời cũng là năm kỉ lục về lũ lụt và hạn hán trên toàn cầu. Năm 2001 nhiệt độ trung bình mặt trái đất cao hơn nhiệt độ trung bình trong 30 năm qua từ năm 1961  1990 là 0,42 0C, [ 4 ].
-Mực nước biển: Cũng theo tổng cục khí tượng Hoa Kỳ quan sát mực nước biển trên 100 năm qua cho thấy mực nước biển trên toàn cầu tăng lên 20 cm nữa.
-Bệnh ung thư da và đục thuỷ tinh thể : Tầng Ozone thủng nên các tia cực tím có thể xuyên qua tầng khí quyển và tác động đến con người gây ra những hậu quả nghiêm trọng như : ung thư da, đục thuỷ tinh thể mắt, giãm hiệu quả miễn dịch … đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái động thực vật trên trái đất.
Người ta ghi nhân được rằng nước Úc là nước có tỉ lệ ung thư da cao nhất. Năm 2001 ghi nhận có 300.000 trường hợp mắc bệnh phải điều trị, hơn 720.000 ca phẫu thuật chữa ung thư da được tiến hành. Chính phủ Úc đã chi hơn 300 triệu USD để chửa bệnh, …
Một trong những vấn đề mà thế giới hết sức quan tâm hiện nay là tất cả các hiện tượng biến đổi khí hậu ở trên là do hai nguyên nhân chủ yếu : Sự suy giảm tầng Ozone và hiệu ứng nhà kính làm nóng trái đất.
1.1.1.Tầng Ozone và sự suy thoái:
Tầng Ozone là tầng khí quyển có độ dày khoảng 40 km, cách bề mặt trái đất từ 10  50 km theo chiều cao. Ozone có khả năng hấp thụ mạnh các tia cực tím (UV ) của bức xạ mặt trời có bước sóng từ 10  380 nm (1nm = 10-9 m ). Do vậy tầng Ozone được coi là lá chắn của trái đất, bảo vệ các sinh vật của trái đất chống lại các tia cực tím có hại của mặt trời, nhất là bức xạ cực tím sóng ngắn ( UVB –Utra Violet-B ) có bước sóng  = 290  300 nm.
Hậu quả sẻ khôn lường nếu tầng Ozone bị suy thoái và phá huỷ. Khi đó các tia cực tím sẽ làm tăng khã năng mắc bệnh ung thư da, bệnh đục thuỷ tinh thể, phá huỷ hệ thống miễn dịch của cơ thể con người, giảm năng suất cây trồng làm mất cân bằng sinh thái động vật biển và nhiều tác hại khác. Hầu hết các hoạt động sống trên trái đất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Qua nhiều nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện ra sự suy thoái và các lỗ thủng của tầng ozone từ năm 1950. Giáo sư Paul Crutxen người Đức đã phát minh ra sự suy thoái và các lỗ thủng của tầng ozone. Nhưng mãi đến năm 1974 các nhà khoa học Mĩ là Sherwood Powland và Mario Molina mới phát hiện ra rằng các môi chất lạnh Freon có chứa chlorine, đặc biệt các môi chất lạnh CFCs chính là thủ phạm phá huỷ tầng ozone và gây hiệu ứng nhà kính cho trái đất.
Các môi chất lạnh CFCs rất bền vững trong tầng đối lưu của khí quyển, freon này tuy nặng hơn không khí nhưng sau nhiều năm nó cũng lên đến tầng bình lưu.Dưới tác dụng của bức xạ cực tím, phân tử CFC bị phá vỡ giải phóng ra nguyên tử chlorine tự do.
Các nguyên tử chlorine hoạt động như một chất xúc tác trong quá trình phá huỷ tầng ozone, nó không bị mất đi trong phản ứng quang hoá
Do chlorine tồn tại rất lâu trong khí quyển (khoảng 100 năm hay hơn)nên khả năng phá huỷ tầng ozone của nó rất lớn .Người ta ước tính cứ một nguyên tử chlorine có thể phá huỷ 105 phân tử ozone




Chương IX TÍNH CHỌN THIẾT BỊ PHỤ VÀ ĐƯỜNG ỐNG 83
9.1 Tính toán thiết kế bình trung gian 83
9.2 Tính chọn bình hồi nhiệt 86
9.3 Tính chọn các bình chứa 89
9.4 Tính chọn đường ống và van 91
 Giải pháp kỹ thuật cho R404A 94



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


bản vẽ
 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top