Tìm hiểu về về các loại mã vạch sản phẩm tại Việt Nam

Để hiểu rõ hơn về mã số, mã vạch hàng hóa, trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin đưa ra một số khái niệm, nội dung về mã số, mã vạch, quy định xử phạt vi phạm hành chính về mã số, mã vạch (MSMV).

Tìm hiểu về về các loại mã vạch sản phẩm tại Việt Nam

Chúng tôi nhận được một bức thư từ một bạn đọc nữ từ Hà Nội có hỏi: "Thưa đại học Bôn Ba, hiện tại em đang nhập hàng xách tay từ Hàn Quốc, Nhật Bản về bán tại Việt Nam. Em thấy các sản phẩm có nhiều loại mã vạch khác nhau, vậy chúng khách nhau ở điểm nào? và có quy chuẩn chung nào không?

Xin nhà trường giải đáp giúp em
Em cảm ơn!"

Chào bạn, thay mặt nhà trường mình xin trả lời như sau:

Mã số hàng hóa phổ biến nhất tại Việt Nam là EAN-13

Trên thế giới tồn tại khá nhiều quy chuẩn mã số hàng hóa (mã vạch). Các mã số hàng hóa được xếp thành 2 hệ thống chính:

    
Một là, hệ thống mã số hàng hoá được sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ và Canada. Đó là hệ thống UPC (Universal Product Code), được lưu hành từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX cho đến nay.  
Hai là, hệ thống mã số hàng hoá được sử dụng rộng rãi ở các thị trường còn lại của thế giới, đặc biệt là châu Âu, châu Á,...; trong đó phổ biến là hệ thống EAN (European Article Number). Trong hệ thống mã số hàng hoá EAN có 2 loại ký hiệu con số: Loại EAN-13 và EAN-8.     
+ Cấu trúc của EAN-13:         
Mã số EAN-13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau (xem hình 1):      
Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ).
Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.       
Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.   
Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.     
Ví dụ theo quy ước trên, số kiểm tra (C) có ý nghĩa về quản lý đối với việc đăng nhập, đăng xuất của các loại sản phẩm hàng hóa của từng loại doanh nghiệp.
Vậy xác định như thế nào?
Ví dụ: Mã số 8 9 3 3 4 8 1 0 0 1 0 6 - C:   
Bước 1 - Xác định nguồn gốc hàng hóa: 893 là mã số hàng hoá của quốc gia Việt Nam; 3481 là mã số doanh nghiệp thuộc quốc gia Việt Nam; 00106 là mã số hàng hoá của doanh nghiệp.
Bước 2 - Xác định C.    
Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự lẻ bắt đầu được tính từ phải sang trái của dãy mã số (trừ số C), ta có : 6 + 1 + 0 + 8 + 3 + 9 = 27 (1)        
Nhân tổng của (1) với 3, ta có: 27 x 3 = 81 (2)   
P -893 - nhóm 1.
M -4602 - nhóm 2.        
I -00107 - nhóm 3.        
C -8 - nhóm 4.     
Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự chẵn còn lại, ta có:        
0 + 0 + 1 + 4 + 3 + 8 = 16 (3)
Cộng giá trị (2) với (3), ta có : 81 + 16 = 97 (4)  
Lấy giá trị của (4) làm tròn theo bội số của 10 (tức là 100) sát nhất với giá trị của (4) trừ đi giá trị của (4) ta có: 100 - 97 = 3. Như vậy C = 3.    
Trong trường hợp này mã số EAN - VN 13 có MSHH đầy đủ là:
893 3481 00106 3        
+ Cấu trúc của EAN - 8:         
Về bản chất tương tự như EAN-13 chỉ khác là EAN-8 gồm 8 chữ số nguyên, tuỳ theo sắp xếp và lựa chọn các chữ số từ số 0 đến số 9 được chia làm 3 nhóm:      
Mã số quốc gia: Gồm 3 chữ số đầu tiên (bên trái)        
Mã số hàng hóa: Gồm 4 chữ số tiếp theo.
Mã số kiểm tra: Gồm 1 chữ số đứng cuối cùng. Nhận dạng số C cũng được tính từ 7 số đứng trước nó và cách tính cũng tương tự như EAN-13.       
Cần lưu ý rằng, việc sử dụng EAN-13 hay EAN-8 là do Tổ chức EAN thế giới phân định.

Làm sao để xin cấp mã số hàng hóa?

Sau khi EAN Việt Nam được cấp mã số, các doanh nghiệp của Việt Nam muốn sử dụng mã số EAN-VN thì phải có đơn đệ trình là thành viên EAN-VN, sau đó đăng ký xin EAN-VN cấp cho MS cho đồng loại hàng hóa. Việc cấp đăng ký mã số cho sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam do các tổ chức EAN-VN có thẩm quyền cấp và được EAN thế giới công nhận, được lưu trữ trong ngân hàng dữ liệu EAN thế giới.

 

Bảng mã vạch các quốc gia trên thế giới theo quy chuẩn EAN-13