Những phương pháp giúp nâng cao khả năng giải quyết vấn đề.
Đại học Bôn Ba xin chia sẻ cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề tới các độc giả.
Khi nhà tuyển dụng khảo sát về các kỹ năng mềm quan trọng nhất cho nhân viên thì kỹ năng giải quyết vấn đề hầu như luôn đứng đầu danh sách. Trong bất kỳ công việc nào, thách thức sẽ luôn phát sinh. Người có kỹ năng giải quyết vấn đề mạnh mẽ có thể xử lý các vấn đề bất ngờ. Họ cũng tìm thấy các giải pháp sáng tạo cải thiện quy trình và làm chúng hiệu quả hơn. Tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn trở thành một nhân viên hiệu quả hơn và một ứng viên có sức cạnh tranh hơn.
Vậy làm thế nào để trở thành một chuyên gia giải quyết vấn đề, hãy thử những hoạt động đơn giản dưới đây:
1. Chơi các trò chơi kích thích não bộ. Về mặt tích cực, bộ não của chúng ta được coi như là nhựa thần kinh. Chúng thay đổi để đáp ứng với kinh nghiệm và hoạt động của chúng ta. Khi bạn liên tục kích thích não bộ bằng các câu đố logic, hệ thần kinh của bạn sẽ trở nên nhanh hơn, mạnh hơn và thông minh hơn. Việc giải quyết các vấn đề trở nên dễ dàng hơn.
2. Luôn năng động. Bài tập tốt nhất cho não là tập thể dục. Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục tác động tích cực đến trí nhớ và kỹ năng tư duy. Trên thực tế, tập thể dục thường xuyên giúp tăng kích thước của hippocampus, khu vực của não liên quan đến học tập và trí nhớ đồng thời cũng làm giảm căng thẳng và lo lắng. Các môn thể thao chiến lược cũng đã được chứng minh là tăng cường kỹ năng nhận thức.
3. Quan sát cách người khác giải quyết vấn đề. Có đồng nghiệp nào của bạn có kỹ năng giải quyết vấn đề mạnh mẽ không? Thật hữu ích khi quan sát quá trình của họ và lưu ý về cách bạn có thể cải thiện các kỹ năng của riêng mình.
4. Tìm hiểu quy trình giải quyết vấn đề. Thông thường, suy nghĩ sáng tạo là cách tốt nhất để tìm ra giải pháp mới. Tuy nhiên, có một quy trình được xác định rõ ràng là một cách tuyệt với để bắt đầu cải thiện kỹ năng của bạn. Sau đây là một quá trình giải quyết vấn đề điểm hình mà bạn có thể thử:
- Xác định các vấn đề. Là gì? Nghiêm trọng đến đâu?
- Xác định những gì gây ra vấn đề. Xảy ra khi nào? Tại sao nó xảy ra? Có thiếu thông tin nào không?
- Suy nghĩ giải quyết vấn đề. Một số giải pháp tiềm năng cho vấn đề này là gì?
- Đánh giá các giải pháp. Ưu nhược của từng giải pháp là gì ?
- Chọn một giải pháp. Tại sao giải pháp này tốt nhất?
- Đo lường kết quả. Kết quả bạn muốn là gì? Làm sao bạn biết vấn đề đã được giải quyết? Nếu không thì giải pháp khác là gì?
5. Tập trung vào các giải pháp. Khi chúng ta tập trung quá nhiều vào một vấn đề, bộ não của chúng ta phải vật lộn để tìm giải pháp và sẽ xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực như: Tại sao những thứ ngu ngốc này luôn xảy ra? Đây là lỗi của ai?...Hãy giữ bình tĩnh và tập trung vào câu hỏi quan trong: Làm thế nào tôi có thể giải quyết vấn đề này? Khi bạn đã xác định được vấn đề, hãy chuyển sang suy nghĩ tập trung vào giải pháp.
6. Hỏi tại sao? Câu hỏi này luôn luôn có thể giúp bạn khám phá nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Bạn chỉ thực sự giải quyết vấn đề khi bạn đã giải quyết được nguyên nhân gây ra nó.
7. Thỏa sức đưa ra các ý tưởng. Bạn liệt kê tất cá mọi thứ bạn nghĩ đến không quan trọng là nó ngớ ngẩn hay không hợp lý hay chỉ đơn giản là không thể. Mục tiêu là kích thích sự sáng tạo. Khi bạn đã ghi lại tất cả các ý tưởng của mình, hãy chọn lọc chúng để tìm ra lựa chọn tốt nhất.
8. Tìm kiếm cơ hộ để giải quyết vấn đề. Thực hành có thể không làm ta hoàn hảo nhưng chắc chắn làm ta tiến bộ. Cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn bằng cách thực hành chúng một cách nhất quán.Tìm cơ hội để giải quyết vấn đề. Yêu cầu tham gia hoặc ngồi vào các buổi thảo luận. Tình nguyện tham gia vào các dự án mới và đặt mình vào những tình huống mới. Theo thời gian, bạn sẽ trở nên thoải mái hơn khi đưa ra quyết định và lão luyện hơn trong việc giải quyết vấn đề.
What's Your Reaction?