Tại sao mỗi năm có hàng chục nhà máy thủy điện bị phá hủy?

Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến việc phá hủy hàng chục các nhà máy thủy điện hằng năm trên toàn thế giới.

Tại sao mỗi năm có hàng chục nhà máy thủy điện bị phá hủy?

1. Thủy điện và tình trạng của nó trong những năm gần đây.

Thủy điện xuất hiện cách đây trên 70 năm và trở thành niềm hy vọng của cả nhân loại và nằm trong danh sách “nguồn năng lượng tái tạo”. Các công trình thủy điện góp phần thúc đẩy nền kinh tế. Năng lượng nước chiếm 71% tổng năng lượng tái tạo trên toàn thế giới. Tuy thời gian xây dựng kéo dài và có vốn đầu tư lớn song tuổi thọ lại lên đến 100 năm hoặc hơn. Về lâu dài thì không có năng lượng nào rẻ hơn thủy điện, chi phí vận hành và bảo dưỡng hằng năm lại rất thấp so với các nhà máy điện khác. Bên cạnh đó, thủy điện cũng góp phần điều phối nguồn nước phục vụ cho sản xuất và ngăn lũ lụt. Sau khi ba nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu được xây dựng trấn ngự dòng sông Đà, hiện tượng lũ lụt và ngập úng ở khu vực hạ lưu sông Hồng đã giảm thiểu đáng kể. Nguồn nước tưới tiêu được điều phối giúp đồng bằng sông Hồng trồng được ba vụ mỗi năm. Trên các hồ thủy điện cũng phát triển thêm hình thức chăn nuôi thủy hải sản và du lịch.

Tuy nhiên, một thực tế là mỗi năm có hàng chục đập thủy điện bị phá hủy trên thế giới. Việc xây thủy điện ở các nước phát triển tại châu Âu và châu Mỹ đạt đỉnh điểm vào những năm 60 của thế kỷ trước và kể từ đó giảm xuống đều đặn. Từ năm 1912 đến năm 2016, nước Mỹ đã phá bỏ 1.384 đập thủy điện, tại châu Âu có một tổ chức tên là Dam Removal Europe (tổ chức gỡ bỏ đập nước). Hiện nay hàng ngàn dự án xây đập thủy điện được lên kế hoạch trên những dòng sông ở châu Á và châu Phi nhưng số đập thủy điện bị phá hủy vẫn nhiều hơn số được xây mới. Hiện thực này đặt ra câu hỏi: "Tại sao có nhiều nhà thủy điện bị phá hủy như vậy?"

Tổ chức Dam Removal Europe.

2. Nguyên nhân dẫn đến việc phải phá hủy đập thủy điện.

Theo các chuyên gia, để tạo 1MW công suất thủy điện phải mất từ 10 – 30 ha rừng và để có 1000 ha hồ chứa nước cũng cần sang phẳng từ 1000 – 2000 ha đất ở phía thượng nguồn. Rừng được xem là nhân tố tự nhiên quan trọng góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường sống của cả hành tinh. Nó đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, giữ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất. Việc phá rừng trong những thập kỷ gần đây đã góp phần gây ra những hậu quả sinh thái nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, diện tích rừng ngày càng thu hẹp dẫn đến đa dạng sinh học rừng ngày càng suy giảm, các giống loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Đập Elwha cao 33m và đập Glines Canyon cao 64m là hai trong số những đập cao nhất nước Mỹ đã được gỡ bỏ giải thoát cho hơn 10 triệu m3 trầm tích được lưu trữ tại hồ. Một năm sau khi gỡ bỏ đập thủy điện Edwards (1999), hàng triệu con cá trích (loài cá di cư bằng việc bơi ngược lên thượng nguồn để đẻ trứng) đã trở lại và phát triển khắp dòng sông – nơi chúng đã không được nhìn thấy trong 160 năm trước đó.

 Đập Glines Canyon trước và trong quá trình bị phá bỏ.

 Đập Elwha trước và trong quá trình bị phá bỏ.

Theo Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Washington (Mỹ) thì đập thủy điện và hồ thủy điện thực sự là nguồn phát sinh khí gây hiệu ứng nhà kính lớn. Nhóm phân tích về sự phát khí thải tiềm tang từ 267 đập và hồ chứa nước trên toàn thế giới với tổng diện tích khoảng 77.699 km2. Kết quả cho thấy các đập và hồ chứa nước phát thải gần 1 tỷ tấn carbon dioxide (CO2) mỗi năm vào bầu khí quyển, tương đương 1,3% tổng lượng khí nhà kính do con người tạo. Việc xây đập cũng tạo điều kiện hoàn hảo cho vi sinh vật phát triển, phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính như methane (CH4) và carbon dioxide. Những khí này sủi bọt trên bề mặt hồ chứa, sau đó xâm nhập vào bầu khí quyển. Theo Science Alert, điều đáng lo là khoảng 79% lượng khí thải từ hồ chứa là methane (loại khí khiến Trái Đất ấm lên gấp 36 lần so với carbon dioxide), 17% carbon dioxide và 4% oxide nitor.
Hàng loạt các đập thủy điện được xây dựng đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái trên dòng sông Mekong.

 Bản đồ các đập nước trên dòng sông Mekong