Đeo kính cận sai cách gây tác hại thế nào?
Cận thị là một tật khúc khúc xạ thường gặp ở người lớn và trẻ em, là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thi lực.
Cách khắc phục tình trạng cận thị hiện nay là đeo kính cận hoặc phẫu thuật trong đó đeo kính cận là giải pháp phổ biến nhất bởi chi phí phù hợp và tiện lợi trong việc sử dụng.
Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân người cận thị sử dụng kính không đúng cách gây các tác hại nguy hiểm cho mắt thậm chí mất, suy giảm thi lực hoàn toàn.
Đeo kính sai cách:
Trong quá trình học và làm việc, kính thường bị trễ xuống dưới nếu không được điều chỉnh, mọi người sẽ có thói quen ngước nhìn theo sau một thời gian sẽ khiến mí mắt bị sụp xuống trông không còn tự nhiên, bạn hãy tạo thói quen để kính lên đúng với tầm mắt khi bi trễ xuống thay vì ngước nhìn theo nó và sau một thời gian khiến mắt trông mất tự nhiên.
Rất nhiều bạn trẻ khi đeo kính gặp các triệu chứng như nhức đầu, nhìn mờ, nhìn 2 hình, méo hình… Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do đeo kính không đúng độ, tròng kính kém chất lượng..
Kính lắp lệch tâm có thể gây nhức mắt, để lâu ngày có thể gây hiện tượng song thị.
Gọng kính quá chật khi đeo sẽ ép vào 2 thái dương, gây khó chịu, không thoải mái. Càng kính và nơi 2 bên mũi cần được căn chỉnh chính xác để tránh hiện tượng tạo vết lõm hai bên mũi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Đeo kính sai độ:
Nếu đeo kính nặng độ hơn sẽ khiến mắt dễ bị mỏi, lâu dần gây suy giảm thị lực. Còn nếu đeo kính nhẹ độ hơn thì mắt không nhìn rõ được và phải tăng cường tập trung mới có thể nhìn rõ được.
Đeo kính sai độ có thể gây không thoải mái, không giải quyết được tình trạng cận thị hoặc nguy hiểm hơn có thể gây nhược thị.
Vậy nên, bạn cần đi khám mắt định kỳ thường xuyên để kịp thời điều chỉnh mắt kính cận phù hợp theo độ cận thay đổi ở thời điểm hiện tại.
Dùng chung kính với người khác:
Đừng tuỳ tiện sử dụng chung kính với bạn bè hay người thân của mình bởi mỗi cặp kính cận sẽ tương ứng với độ cận và các vấn đề về mắt khác nhau của từng người. Khi bạn dùng chung kính cận với người khác sẽ khiến cho mắt có dấu hiệu lên độ nhanh hơn.
Do đó, hãy tự mua cho mình một cặp kính riêng chứ đừng tiết kiệm mà dùng chung kính với người khác.
Không đeo kính hoặc rất ít khi đeo kính:
Do suy nghĩ sợ đeo kính nhiều sẽ bị phụ thuộc vào kính nên một số người hạn chế đeo để giữ cho mắt không tăng độ.
Trái lại, sai lầm này khiến nhãn cầu phồng lên do mắt phải điều tiết để nhìn thấy mọi thứ xung quanh. Kính là phương tiện hỗ trợ giúp mắt không phải chịu căng thẳng, không cần cố sức nhìn mà vẫn thấy rõ mọi thứ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, không nhất thiết bị cận thị là phải đeo kính. Trường hợp bị cận dưới 0,75 độ thì không cần phải đeo kính thường xuyên.
Khi ở ngưỡng 1 – 2 độ, người bệnh chỉ nên đeo khi cần nhìn mọi vật ở xa, hạn chế sự điều tiết của mắt. Bạn cũng lưu ý những lúc nhìn gần như vậy cần ngồi những nơi có đủ ánh sáng và không nên đọc tài liệu trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới thị lực.
Hiện nay, mổ mắt là giải pháp được lựa chọn để điều trị triệt để triệu chứng tật là phẫu thuật mắt. Ngoài ra có rất nhiều biện pháp khác để khác để hạn chế việc tăng độ cận cũng như cải thiện tình trạng của mắt:
Tạo thói quen khi làm việc với máy tính với sách vở, giữ khoảng cách an toàn giữa mắt với máy tính/sách vở, ngồi ở tư thế thẳng, cân đối khi học tập và làm việc, tránh thay đổi tư thế liên tục
Tập thể dục cho mắt và massage mắt thường xuyên sẽ giúp cho đôi mắt của bạn đỡ mệt mỏi.
Bổ sung dinh dưỡng cho mắt thực phẩm giàu vitamin A: cà chua, cà rốt, gấc, bí đỏ, lòng đỏ trứng…
What's Your Reaction?